1. Hơ nóng, sấy tã. Nhiều mẹ muốn tã có nhiệt độ ấm khi tiếp xúc với da con và đã làm theo cách này và không hề biết rằng, tã nếu để gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao có thể bị hỏng hoàn toàn. Tã bằng vải thì sợi sẽ bị rão đàn hồi, tã giấy sẽ bị bong đường bao và trở nên yếu, làm cho nước tiểu rò ra ngoài.
2. Để lẫn quần áo, tã lót của bé vào ngăn đồ người lớn. Để quần áo của trẻ ở một khu vực và đồ đựng chuyên biệt, không để lẫn với quần áo của người lớn. Cách này vừa giúp mẹ dễ dàng lấy đồ cho bé, đồng thời ngăn cản quá trình vi khuẩn xâm lấn từ quần áo của các thành viên trong gia đình sang của bé. Không để lẫn quần áo mới giặt và quần áo mới thay của trẻ.
3. Giặt tã bằng máy rửa chén tự động. Mẹ tưởng rằng, nước rửa chén có thể tẩy sạch những vết bẩn trên tã của con. Da bé rất nhạy cảm, nước rửa chén không được chứng minh là an toàn đối với bé. Cách dễ dàng nhất để giặt sạch tã là mẹ nên ngâm tã trước khi giặt, xà bông sẽ ngấm vào tã và lấy vết bẩn ra dễ dàng. Mẹ cũng nên chọn loại xà phòng dành riêng cho trẻ để bé không bị kích ứng.
4. Sử dụng thuốc tẩy rửa. Dù là pha loãng thì nó cũng có nguy cơ làm hỏng tã. Do tã của trẻ em thường làm từ những sợi bông rất mềm. Các chất hóa học cực mạnh trong nước tẩy rửa sẽ làm các sợi vải đàn hồi hết mức, gây mòn dễ rách.
5. Dùng nước xả làm mềm vải. Các mẹ cứ tưởng rằng, nước xả vải sẽ làm mềm quần áo, thực tế nó chỉ làm thơm vải mà thôi. Chất làm mềm vải cũng có thành phần tẩy rửa. Nó có thể làm co các sợi vải và làm cho nó cứng hơn, khó hút ẩm và thấm được ước tiểu cho bé.
Có loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm vì thành phần hóa học có trong nước xả vải. Vì vậy, nếu làn da bé quá nhạy cảm thì mẹ chỉ nên dùng xà phòng diệt khuẩn là được.
6. Giặt chung tã của bé với đồ của cả nhà. Đồ người lớn có thể chứa các loại vi khuẩn gây hại vì vậy nên phân loại và giặt riêng quần áo của trẻ phòng tránh được các loại vi khuẩn từ quần áo của bố, mẹ và các thành viên trong gia đình… sang quần áo bé.
7. Không sử dụng lại tã cũ. Khi bé mới ngủ dậy hoặc lúc vừa tắm cho bé xong mẹ nên thay tã mới cho bé và tuyệt đối không sử dụng lại tã cũ. Bởi vì chỉ cần một vết bẩn nhỏ cũng làm cho da bé bị nhiễm trùng và hăm da gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
1. Hơ nóng, sấy tã. Nhiều mẹ muốn tã có nhiệt độ ấm khi tiếp xúc với da con và đã làm theo cách này và không hề biết rằng, tã nếu để gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao có thể bị hỏng hoàn toàn. Tã bằng vải thì sợi sẽ bị rão đàn hồi, tã giấy sẽ bị bong đường bao và trở nên yếu, làm cho nước tiểu rò ra ngoài.
2. Để lẫn quần áo, tã lót của bé vào ngăn đồ người lớn. Để quần áo của trẻ ở một khu vực và đồ đựng chuyên biệt, không để lẫn với quần áo của người lớn. Cách này vừa giúp mẹ dễ dàng lấy đồ cho bé, đồng thời ngăn cản quá trình vi khuẩn xâm lấn từ quần áo của các thành viên trong gia đình sang của bé. Không để lẫn quần áo mới giặt và quần áo mới thay của trẻ.
3. Giặt tã bằng máy rửa chén tự động. Mẹ tưởng rằng, nước rửa chén có thể tẩy sạch những vết bẩn trên tã của con. Da bé rất nhạy cảm, nước rửa chén không được chứng minh là an toàn đối với bé. Cách dễ dàng nhất để giặt sạch tã là mẹ nên ngâm tã trước khi giặt, xà bông sẽ ngấm vào tã và lấy vết bẩn ra dễ dàng. Mẹ cũng nên chọn loại xà phòng dành riêng cho trẻ để bé không bị kích ứng.
4. Sử dụng thuốc tẩy rửa. Dù là pha loãng thì nó cũng có nguy cơ làm hỏng tã. Do tã của trẻ em thường làm từ những sợi bông rất mềm. Các chất hóa học cực mạnh trong nước tẩy rửa sẽ làm các sợi vải đàn hồi hết mức, gây mòn dễ rách.
5. Dùng nước xả làm mềm vải. Các mẹ cứ tưởng rằng, nước xả vải sẽ làm mềm quần áo, thực tế nó chỉ làm thơm vải mà thôi. Chất làm mềm vải cũng có thành phần tẩy rửa. Nó có thể làm co các sợi vải và làm cho nó cứng hơn, khó hút ẩm và thấm được ước tiểu cho bé.
Có loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm vì thành phần hóa học có trong nước xả vải. Vì vậy, nếu làn da bé quá nhạy cảm thì mẹ chỉ nên dùng xà phòng diệt khuẩn là được.
6. Giặt chung tã của bé với đồ của cả nhà. Đồ người lớn có thể chứa các loại vi khuẩn gây hại vì vậy nên phân loại và giặt riêng quần áo của trẻ phòng tránh được các loại vi khuẩn từ quần áo của bố, mẹ và các thành viên trong gia đình… sang quần áo bé.
7. Không sử dụng lại tã cũ. Khi bé mới ngủ dậy hoặc lúc vừa tắm cho bé xong mẹ nên thay tã mới cho bé và tuyệt đối không sử dụng lại tã cũ. Bởi vì chỉ cần một vết bẩn nhỏ cũng làm cho da bé bị nhiễm trùng và hăm da gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.