Sự nghén của lạ ở bà bầu không còn gì lạ lẫm. Có bà nghén những thứ rất bổ dưỡng, nhưng lại có những mẹ bầu nghén những thứ chẳng liên quan. Điều này không phải là vô căn cứ. Lý giải thú vị trên cơ sở khoa học sau sẽ làm rõ tất cả điều đó.
Chuyên gia dinh dưỡng - ông Dana Hunnes (Trung tâm Y tế Ronald Reagan-UCLA) đã đặt ra một giả thuyết, khi mang thai hoocmon serotonin xuống thấp kích thích việc thèm bất cứ thức ăn nào. Hơn nữa, thay đổi hormone trong quá trình thai nghén cũng kéo theo thay đổi sự cảm nhận mùi, vị làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước đây họ không hề thích.
Một giả thiết khác là, việc nghén khi mang thai là do tuyến yên thượng thận đến hồi báo động, gây ra các phản ứng căng thẳng và não cần một sự nghỉ ngơi bằng cách nạp thêm thực phẩm hay đòi hỏi một số hoạt động.
Theo góc độ tâm lý học, giới nghiên cứu lại cho rằng, một số người chỉ đơn giản là muốn có thứ gì đó nhai ở trong miệng. Điều này rất phổ biến ở phụ nữ và trẻ em, đặc biệt những người ít có tiềm lực kinh tế.
Giả thuyết thứ 3, bộ não của chúng ta khá thông minh, nó sẽ báo hiệu khi cơ thể đang thiếu thứ gì đó. Song tại sao lại thèm những đồ mà chưa từng ăn? Nếu bạn đang thiếu hụt loại vitamin quan trọng, cơ thể sẽ lao đi tìm bổ sung, bất cứ đó là gì hay không thể ăn được. Ví dụ như, nếu thiếu sắt thì cơ thể khát những loại phi thực phẩm như đất sét, than đá, bụi bẩn …
Đây được coi là triệu chứng Pica – khi mà bà bầu thèm ăn những thứ không có giá trị dinh dưỡng gì. Nó cũng giống như bất cứ chứng rối loạn ăn uống nào, cũng có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề: nội tiết tố, rối loạn hành vi, thiếu sắt, môi trường tác động …
Nếu thấy thèm ăn bất cứ thứ gì lạ trong một thời gian dài, nên đi khám chuyên khoa, bởi ăn nhiều chất phi thực phẩm như giấy vệ sinh, than đá, bụi bẩn có thể gây hại nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sự nghén của lạ ở bà bầu không còn gì lạ lẫm. Có bà nghén những thứ rất bổ dưỡng, nhưng lại có những mẹ bầu nghén những thứ chẳng liên quan. Điều này không phải là vô căn cứ. Lý giải thú vị trên cơ sở khoa học sau sẽ làm rõ tất cả điều đó.
Chuyên gia dinh dưỡng - ông Dana Hunnes (Trung tâm Y tế Ronald Reagan-UCLA) đã đặt ra một giả thuyết, khi mang thai hoocmon serotonin xuống thấp kích thích việc thèm bất cứ thức ăn nào. Hơn nữa, thay đổi hormone trong quá trình thai nghén cũng kéo theo thay đổi sự cảm nhận mùi, vị làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước đây họ không hề thích.
Một giả thiết khác là, việc nghén khi mang thai là do tuyến yên thượng thận đến hồi báo động, gây ra các phản ứng căng thẳng và não cần một sự nghỉ ngơi bằng cách nạp thêm thực phẩm hay đòi hỏi một số hoạt động.
Theo góc độ tâm lý học, giới nghiên cứu lại cho rằng, một số người chỉ đơn giản là muốn có thứ gì đó nhai ở trong miệng. Điều này rất phổ biến ở phụ nữ và trẻ em, đặc biệt những người ít có tiềm lực kinh tế.
Giả thuyết thứ 3, bộ não của chúng ta khá thông minh, nó sẽ báo hiệu khi cơ thể đang thiếu thứ gì đó. Song tại sao lại thèm những đồ mà chưa từng ăn? Nếu bạn đang thiếu hụt loại vitamin quan trọng, cơ thể sẽ lao đi tìm bổ sung, bất cứ đó là gì hay không thể ăn được. Ví dụ như, nếu thiếu sắt thì cơ thể khát những loại phi thực phẩm như đất sét, than đá, bụi bẩn …
Đây được coi là triệu chứng Pica – khi mà bà bầu thèm ăn những thứ không có giá trị dinh dưỡng gì. Nó cũng giống như bất cứ chứng rối loạn ăn uống nào, cũng có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề: nội tiết tố, rối loạn hành vi, thiếu sắt, môi trường tác động …
Nếu thấy thèm ăn bất cứ thứ gì lạ trong một thời gian dài, nên đi khám chuyên khoa, bởi ăn nhiều chất phi thực phẩm như giấy vệ sinh, than đá, bụi bẩn có thể gây hại nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.