Mặc dù là những loại hải sản sang chảnh, ngon và đắt nhưng cá hồi, hàu sống, tôm rất dễ gây ngộ độc khi ăn.Cá hồi nuôi: Chất polychlorinated biphenyls (PCBs) được sử dụng trong các máy biến áp và thiết bị điện bị phát hiện có trong thịt cá hồi nuôi do loại cá này dễ hấp thụ PCBs từ thức ăn.Chất polychlorinated biphenyls là chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư hệ tiêu hoá, gan và da ở con người khi bị nhiễm. Hơn nữa, hàm lượng PCBs trong máu cao có thể liên quan tới ung thư hệ bạch huyết. Cá hồi nuôi chứa chất gây ung thư nhiều gấp 3 lần lượng so với các loại hải sản khác.Cá hồi nuôi được nuôi trong lồng chật nên chúng béo hơn cá hồi hoang dã. Điều đó có nghĩa là nhiều PCBs và thuốc trừ sâu được tích tụ ở cá trong thời gian dài.Tôm: Mặc dù chúng rất giàu protein và ít chất béo, nhưng nếu chúng bị ô nhiễm sẽ có hại đối với sức khỏe của con người.Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy trong nhiều sản phẩm tôm chế biến và một lượng lớn thuốc kháng sinh và hóa chất cũng được sử dụng trong tôm nuôi.Cụ thể, thuốc trừ sâu endosulfan có thể gây tổn thương thần kinh, thuốc kháng sinh dẫn đến các chủng kháng E. coli có thể lây nhiễm sang người hoặc gây dị ứng.Hàu sống: Hàu rất giàu kẽm, dưỡng chất tốt cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh, nhưng với sự gia tăng mức độ ô nhiễm biển, thì ăn hàu hại nhiều hơn lợi.Hàu sống chứa hàm lượng chất purin cao (hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thận và gan) và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút.Tuy nhiên, nếu món hàu được nấu hoặc nướng chín thì khi ăn sẽ an toàn hơn.
Mặc dù là những loại hải sản sang chảnh, ngon và đắt nhưng cá hồi, hàu sống, tôm rất dễ gây ngộ độc khi ăn.
Cá hồi nuôi: Chất polychlorinated biphenyls (PCBs) được sử dụng trong các máy biến áp và thiết bị điện bị phát hiện có trong thịt cá hồi nuôi do loại cá này dễ hấp thụ PCBs từ thức ăn.
Chất polychlorinated biphenyls là chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư hệ tiêu hoá, gan và da ở con người khi bị nhiễm. Hơn nữa, hàm lượng PCBs trong máu cao có thể liên quan tới ung thư hệ bạch huyết. Cá hồi nuôi chứa chất gây ung thư nhiều gấp 3 lần lượng so với các loại hải sản khác.
Cá hồi nuôi được nuôi trong lồng chật nên chúng béo hơn cá hồi hoang dã. Điều đó có nghĩa là nhiều PCBs và thuốc trừ sâu được tích tụ ở cá trong thời gian dài.
Tôm: Mặc dù chúng rất giàu protein và ít chất béo, nhưng nếu chúng bị ô nhiễm sẽ có hại đối với sức khỏe của con người.
Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy trong nhiều sản phẩm tôm chế biến và một lượng lớn thuốc kháng sinh và hóa chất cũng được sử dụng trong tôm nuôi.
Cụ thể, thuốc trừ sâu endosulfan có thể gây tổn thương thần kinh, thuốc kháng sinh dẫn đến các chủng kháng E. coli có thể lây nhiễm sang người hoặc gây dị ứng.
Hàu sống: Hàu rất giàu kẽm, dưỡng chất tốt cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh, nhưng với sự gia tăng mức độ ô nhiễm biển, thì ăn hàu hại nhiều hơn lợi.
Hàu sống chứa hàm lượng chất purin cao (hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thận và gan) và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút.
Tuy nhiên, nếu món hàu được nấu hoặc nướng chín thì khi ăn sẽ an toàn hơn.