Đi ngủ đúng giờ. Quy tắc đúng giờ chỉ là tương đối nhưng bạn nên duy trì nó thật đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Trước đó, bạn cũng nên thư giãn bằng cách tắm nước ấm, đọc sách hoặc thực hiện hít thở sâu.
Sắp xếp phòng ngủ hợp lý. Các chuyên gia khuyến cáo nhiệt độ phù hợp cho phòng ngủ nên dao động khoảng 65 - 68°F (tương đương 18 - 20°C). Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng rèm để che nắng vào ban ngày; không bật đèn quá sáng khi về đêm. Không sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức. Tận dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức không có gì sai nhưng thói quen dành chút thời gian thư giãn, liên lạc bằng phương tiện này lại khiến trung khu não của bạn bị kích thích mạnh, khiến bạn ngày càng tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.Tập thở sâu. Chuyên gia trị liệu gia đình Vikki Stark cho biết việc hít thở sâu không những giúp bạn tích lũy được nhiều oxy hơn mà nó còn là cách thư giãn, thả lỏng hiệu quả. Thả lỏng, thư giãn chân. Ngoài các động tác thư giãn thông thường, bạn có thể giúp các dây thần kinh được thư giãn bằng cách ngâm chân trong nước ấm. Nước ấm giúp các cơ được thả lỏng, đẩy mạnh tuần hoàn máu và giúp dễ dàng có được giấc ngủ sâu. Đếm số. Tiến sĩ Vicky Seelall khẳng định việc đếm số lần lượt giúp tâm trí bạn tập trung vào một vấn đề, không nghĩ lan man đến những chuyện khác. Tuy nhiên, đếm số chỉ có tác dụng khi bạn quyết tâm gạt mọi thứ ra khỏi phòng ngủ.
Đứng dậy, ra khỏi giường. Nếu nằm trên giường suốt thời gian dài (khoảng 30 – 60 phút) nhưng bạn vẫn chưa “dụ” được giấc ngủ đến, bạn nên đứng dậy và đi dạo quanh phòng, nghe nhạc hoặc đọc sách.
Không xem đồng hồ khi mất ngủ. Việc liên tục ngó đồng hồ không giúp bạn dễ ngủ hơn mà còn khiến bạn thêm mất ngủ. Nếu đã để đồng hồ báo thức, bạn nên đặt ra xa và đừng đụng đến nó thêm lần nào. Hình dung những cảnh tượng tốt đẹp. Việc hình dung ra những viễn cảnh tốt đẹp hay các kỷ niệm vui trong kỳ nghỉ hè sẽ góp phần giúp não bạn thư giãn, thả lỏng cơ thể. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng chợp mắt. Thường xuyên vận động trong ngày. Đừng đợi đến khi khó ngủ mới nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc bởi nó chỉ giúp bạn giải quyết được phần nào. Tốt nhất, bạn nên vận động thường xuyên trong ngày để ngủ dễ dàng hơn.
Đi ngủ đúng giờ. Quy tắc đúng giờ chỉ là tương đối nhưng bạn nên duy trì nó thật đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Trước đó, bạn cũng nên thư giãn bằng cách tắm nước ấm, đọc sách hoặc thực hiện hít thở sâu.
Sắp xếp phòng ngủ hợp lý. Các chuyên gia khuyến cáo nhiệt độ phù hợp cho phòng ngủ nên dao động khoảng 65 - 68°F (tương đương 18 - 20°C). Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng rèm để che nắng vào ban ngày; không bật đèn quá sáng khi về đêm.
Không sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức. Tận dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức không có gì sai nhưng thói quen dành chút thời gian thư giãn, liên lạc bằng phương tiện này lại khiến trung khu não của bạn bị kích thích mạnh, khiến bạn ngày càng tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.
Tập thở sâu. Chuyên gia trị liệu gia đình Vikki Stark cho biết việc hít thở sâu không những giúp bạn tích lũy được nhiều oxy hơn mà nó còn là cách thư giãn, thả lỏng hiệu quả.
Thả lỏng, thư giãn chân. Ngoài các động tác thư giãn thông thường, bạn có thể giúp các dây thần kinh được thư giãn bằng cách ngâm chân trong nước ấm. Nước ấm giúp các cơ được thả lỏng, đẩy mạnh tuần hoàn máu và giúp dễ dàng có được giấc ngủ sâu.
Đếm số. Tiến sĩ Vicky Seelall khẳng định việc đếm số lần lượt giúp tâm trí bạn tập trung vào một vấn đề, không nghĩ lan man đến những chuyện khác. Tuy nhiên, đếm số chỉ có tác dụng khi bạn quyết tâm gạt mọi thứ ra khỏi phòng ngủ.
Đứng dậy, ra khỏi giường. Nếu nằm trên giường suốt thời gian dài (khoảng 30 – 60 phút) nhưng bạn vẫn chưa “dụ” được giấc ngủ đến, bạn nên đứng dậy và đi dạo quanh phòng, nghe nhạc hoặc đọc sách.
Không xem đồng hồ khi mất ngủ. Việc liên tục ngó đồng hồ không giúp bạn dễ ngủ hơn mà còn khiến bạn thêm mất ngủ. Nếu đã để đồng hồ báo thức, bạn nên đặt ra xa và đừng đụng đến nó thêm lần nào.
Hình dung những cảnh tượng tốt đẹp. Việc hình dung ra những viễn cảnh tốt đẹp hay các kỷ niệm vui trong kỳ nghỉ hè sẽ góp phần giúp não bạn thư giãn, thả lỏng cơ thể. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng chợp mắt.
Thường xuyên vận động trong ngày. Đừng đợi đến khi khó ngủ mới nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc bởi nó chỉ giúp bạn giải quyết được phần nào. Tốt nhất, bạn nên vận động thường xuyên trong ngày để ngủ dễ dàng hơn.