Trẻ sau sáu tháng bú mẹ, nhu cầu dinh dưỡng bắt đầu tăng đa dạng hơn. Có 4 nhóm thực phẩm cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của bé là chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ. Mỗi nhóm có một vai trò thiết thực riêng. Mẹ nên cung cấp cho con vừa đủ không thiếu không thừa. 1. Chất bột đường. Nói cách khác là tinh bột. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn của trẻ, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Tuy nhiên tùy theo từng độ tuổi mà mẹ cho con ăn phù hợp. Từ 6 đến 9 tháng sữa vẫn chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau. Khi bé được 12 tháng: Cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ. 2. Chất béo. Vừa là nguồn cung cấp năng lượng, vừa là thành phần của màng tế bào và mô não. Nó còn cung cấp vitamin A, D, E, K hòa tan hấp thu vào cơ thể. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao. Trẻ dưới 6 tháng cần 45-50% chất béo do sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 7 tháng trở đi nhu cầu chất béo khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn của trẻ.Mẹ đừng tập trung chất béo chỉ ở dầu ăn, nên sử dụng chất béo đầy đủ, đa dạng, hơp lý sẽ giúp trẻ nhận được đủ năng lượng, đủ nguyên liệu để phát triển thể chất và trí tuệ. Chất béo cũng làm cho món ăn ngon hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn. 3. Chất đạm. Xây dựng nên các tế bào, là nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa, các nội tiết tố. Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu ...Thiếu đạm sẽ làm trẻ chậm lớn, khi trưởng thành có tầm vóc thấp bé. Ngoài ra, còn làm trẻ giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn và kém phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống có nhu cầu đạm là 2g/kg cân nặng mỗi ngày. Trẻ từ 7 đến 12 tháng, nhu cầu này là 2,2 g và ở trẻ từ 13 đến 24 tháng là 1,7g. Yêu cầu tỷ lệ đạm động vật ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là 100% (có trong sữa mẹ), ở trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi là 70% và ở trẻ 13 đến 24 tháng tuổi là trên 60%. 4. Chất xơ. Có nhiều trong rau, trái cây. Chất xơ ngoài việc giúp bé chống táo bón, nó còn có tác dụng như một cây chổi quét các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa một số bệnh tật như tim mạch, béo phì. Loại không tan trong nước có nhiều trong rau xanh, trái cây, măng và loại tan trong nước có nhiều trong các loại đậu, khoai, bắp, sữa động vật. Đối với trẻ em, nhu cầu chất xơ có thể tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5”= 10g chất xơ/ngày. Trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 8-13g chất xơ, vì vậy trong 6 tháng đầu đời mẹ có thể yên tâm nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn. Các bé từ 6-24 tháng, một chén bột hoặc cháo luôn phải có một muỗng canh rau bằm nhuyễn. Các bé từ 2 tuổi trở đi, mẹ phải nhớ cho rau vào khẩu phần ăn của bé, mỗi bữa cho bé ăn một chén rau, nấu canh hoặc xào. Cũng như rau, mẹ cần cho bé ăn cả xác trái cây. Nước ép trái cây như nước cam, nước bưởi, nước ổi…chỉ để làm nước uống giải khát chứ không có tác dụng nhuận trường hay giải độc của chất xơ. Tùy theo lứa tuổi của bé mà mẹ lựa chọn loại trái cây mềm hay cứng cho thích hợp. Cho bé ăn theo khả năng ăn của bé và nên chọn loại quả mà bé thích.
Trẻ sau sáu tháng bú mẹ, nhu cầu dinh dưỡng bắt đầu tăng đa dạng hơn. Có 4 nhóm thực phẩm cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của bé là chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ. Mỗi nhóm có một vai trò thiết thực riêng. Mẹ nên cung cấp cho con vừa đủ không thiếu không thừa.
1. Chất bột đường. Nói cách khác là tinh bột. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn của trẻ, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Tuy nhiên tùy theo từng độ tuổi mà mẹ cho con ăn phù hợp.
Từ 6 đến 9 tháng sữa vẫn chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau. Khi bé được 12 tháng: Cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ.
2. Chất béo. Vừa là nguồn cung cấp năng lượng, vừa là thành phần của màng tế bào và mô não. Nó còn cung cấp vitamin A, D, E, K hòa tan hấp thu vào cơ thể. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao. Trẻ dưới 6 tháng cần 45-50% chất béo do sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 7 tháng trở đi nhu cầu chất béo khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn của trẻ.
Mẹ đừng tập trung chất béo chỉ ở dầu ăn, nên sử dụng chất béo đầy đủ, đa dạng, hơp lý sẽ giúp trẻ nhận được đủ năng lượng, đủ nguyên liệu để phát triển thể chất và trí tuệ. Chất béo cũng làm cho món ăn ngon hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn.
3. Chất đạm. Xây dựng nên các tế bào, là nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa, các nội tiết tố. Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu ...Thiếu đạm sẽ làm trẻ chậm lớn, khi trưởng thành có tầm vóc thấp bé. Ngoài ra, còn làm trẻ giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn và kém phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống có nhu cầu đạm là 2g/kg cân nặng mỗi ngày. Trẻ từ 7 đến 12 tháng, nhu cầu này là 2,2 g và ở trẻ từ 13 đến 24 tháng là 1,7g. Yêu cầu tỷ lệ đạm động vật ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là 100% (có trong sữa mẹ), ở trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi là 70% và ở trẻ 13 đến 24 tháng tuổi là trên 60%.
4. Chất xơ. Có nhiều trong rau, trái cây. Chất xơ ngoài việc giúp bé chống táo bón, nó còn có tác dụng như một cây chổi quét các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa một số bệnh tật như tim mạch, béo phì. Loại không tan trong nước có nhiều trong rau xanh, trái cây, măng và loại tan trong nước có nhiều trong các loại đậu, khoai, bắp, sữa động vật.
Đối với trẻ em, nhu cầu chất xơ có thể tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5”= 10g chất xơ/ngày. Trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 8-13g chất xơ, vì vậy trong 6 tháng đầu đời mẹ có thể yên tâm nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn. Các bé từ 6-24 tháng, một chén bột hoặc cháo luôn phải có một muỗng canh rau bằm nhuyễn. Các bé từ 2 tuổi trở đi, mẹ phải nhớ cho rau vào khẩu phần ăn của bé, mỗi bữa cho bé ăn một chén rau, nấu canh hoặc xào.
Cũng như rau, mẹ cần cho bé ăn cả xác trái cây. Nước ép trái cây như nước cam, nước bưởi, nước ổi…chỉ để làm nước uống giải khát chứ không có tác dụng nhuận trường hay giải độc của chất xơ. Tùy theo lứa tuổi của bé mà mẹ lựa chọn loại trái cây mềm hay cứng cho thích hợp. Cho bé ăn theo khả năng ăn của bé và nên chọn loại quả mà bé thích.