Sữa đậu nành chứa nhiều protein, hàm lượng lysine cao hơn ngũ cốc, có thể bổ sung lượng lysine còn thiếu trong gạo và bột mì. Chất béo trong sữa đậu nành còn rất phong phú, hơn nữa còn chứa nhiều axit béo cần thiết, thích hợp cho quá trình phát triển của trẻ. Trẻ dưới 6 tháng mẹ không nên cho con dùng đậu nành. Do hàm lượng mangan trong đậu nành cao hơn 50 lần trong sữa mẹ, nếu bé ăn quá nhiều sẽ có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.Mẹ nên cho trẻ dùng khoảng 30-40 mg/ngày (tức khoảng 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày) là liều lượng an toàn và dinh dưỡng.Nếu trẻ có thừa cân mẹ cũng chớ để con uống sữa đậu nành không vì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Ngoài ra cũng đừng nên bỏ đường nâu hoặc trứng vào đậu nành.Nguyên tắc để chọn một loại sữa đậu nành tốt nhất cho con là chọn loại nguyên chất béo hữu cơ (full-fat organic soy milk), không phải sản phẩm ít chất béo. Do chất béo trong đậu nành rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Loại sữa đậu nành có chứa 4g chất béo trên 200ml là tốt nhất.Nếu cho con ăn bột đậu nành thì mẹ cũng cần chú ý, trong hạt đậu nành có chứa nhiều chất gây ức chế men tiêu hóa của trẻ (Anti-Trypsin), do vậy trước khi pha chế vào bột cháo cho trẻ ăn, ngâm vào nước và làm chín hạt đậu nành (rang hoặc luộc) để loại bỏ hoàn toàn chất có hại này.Ngâm nước sẽ giúp thúc đẩy các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B giúp trẻ dễ hấp thu các chất dinh dưỡng trong hạt đậu hơn. Nên ngâm hạt đậu nành ít nhất là 7 giờ trong nước. Tốt nhất là 12 đến 24 giờ. Nếu dùng bột đậu nành chưa qua ngâm trẻ dễ bị táo bón, đầy hơi khó tiêu và có thể nổi mẩn ngứa.Với trẻ em có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, không nên dùng đậu nành, tránh dị ứng.
Sữa đậu nành chứa nhiều protein, hàm lượng lysine cao hơn ngũ cốc, có thể bổ sung lượng lysine còn thiếu trong gạo và bột mì. Chất béo trong sữa đậu nành còn rất phong phú, hơn nữa còn chứa nhiều axit béo cần thiết, thích hợp cho quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ dưới 6 tháng mẹ không nên cho con dùng đậu nành. Do hàm lượng mangan trong đậu nành cao hơn 50 lần trong sữa mẹ, nếu bé ăn quá nhiều sẽ có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.
Mẹ nên cho trẻ dùng khoảng 30-40 mg/ngày (tức khoảng 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày) là liều lượng an toàn và dinh dưỡng.
Nếu trẻ có thừa cân mẹ cũng chớ để con uống sữa đậu nành không vì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Ngoài ra cũng đừng nên bỏ đường nâu hoặc trứng vào đậu nành.
Nguyên tắc để chọn một loại sữa đậu nành tốt nhất cho con là chọn loại nguyên chất béo hữu cơ (full-fat organic soy milk), không phải sản phẩm ít chất béo. Do chất béo trong đậu nành rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Loại sữa đậu nành có chứa 4g chất béo trên 200ml là tốt nhất.
Nếu cho con ăn bột đậu nành thì mẹ cũng cần chú ý, trong hạt đậu nành có chứa nhiều chất gây ức chế men tiêu hóa của trẻ (Anti-Trypsin), do vậy trước khi pha chế vào bột cháo cho trẻ ăn, ngâm vào nước và làm chín hạt đậu nành (rang hoặc luộc) để loại bỏ hoàn toàn chất có hại này.
Ngâm nước sẽ giúp thúc đẩy các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B giúp trẻ dễ hấp thu các chất dinh dưỡng trong hạt đậu hơn. Nên ngâm hạt đậu nành ít nhất là 7 giờ trong nước. Tốt nhất là 12 đến 24 giờ. Nếu dùng bột đậu nành chưa qua ngâm trẻ dễ bị táo bón, đầy hơi khó tiêu và có thể nổi mẩn ngứa.
Với trẻ em có bệnh hen suyễn, viêm mũi
dị ứng, không nên dùng đậu nành, tránh dị ứng.