Rối loạn tiêu hóa: Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn "nặng" khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Thận chưa đủ sức lọc. Nếu cho ăn dặm sớm, hệ tiêu hóa của bé không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Vì thế thận sẽ làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận. Suy dinh dưỡng: Một số trẻ quen với thức ăn mới sẽ có xu hướng không thích bú mẹ trong khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối quan trọng trong giai đoạn này. Việc bị ép ăn dặm sớm cũng có thể khiến trẻ chán ăn. Những điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Dễ dị ứng: Việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, bạn cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới. Mẹ nhanh mất sữa: Lượng sữa trẻ bú giảm đi không những làm trẻ bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, dẫn đến giảm sức đề kháng mà còn khiến mẹ giảm tiết sữa, nhanh bị mất sữa. Điều này càng dễ xảy ra nếu trẻ chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm. Bé dễ bị sặc, nghẹn. Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm. Chậm lớn. Bé không thể hấp thu dinh dưỡng triệt để từ thức ăn nên sẽ bị thiếu dưỡng chất cần thiết. Đồng thời bé cũng sẽ dễ bị bệnh. Kết hợp cả hai điều này sẽ khiến bé chậm lớn hơn bình thường. Dễ bị bệnh đường hô hấp. Khi ăn dặm sớm, hệ hô hấp của bé dễ bị nhiễm bệnh do thực phẩm tràn vào đường thở. Thiếu kháng thể từ sữa mẹ, trẻ dễ phát sinh dị ứng với thực phẩm lạ, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng làm kích thích miễn dịch không đầy đủ. Bé sẽ dễ nhiễm cúm, ho, sốt và viêm đường hô hấp trên. Tổn thương dạ dày. Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành. Dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ăn dặm sớm, bé bị thiếu dịch và men tiêu hóa nên thực phẩm không được tiêu hóa đầy đủ. Bé ăn gì sẽ tiêu ra nấy hoặc bị tiêu chảy. Có trẻ do ít dịch tiêu hóa nên phân đóng kết và dẫn tới táo bón. Nguy cơ bệnh lý tương lai, Việc ăn dặm sớm cò thể khiến bé bị ezecma, hen, dị ứng thực phẩm. Do lớp màng hấp thu của ruột chưa hoàn chỉnh nên sẽ hấp thu y nguyên các phân tử protein, kích thích các phản ứng dị ứng thực phẩm và các bệnh liên quan như hen, ezecma. Mặt khác, thực phẩm dị ứng gây kích thích các phản ứng kháng lại insulin dẫn đến tiểu đường.
Rối loạn tiêu hóa: Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn "nặng" khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Thận chưa đủ sức lọc. Nếu cho ăn dặm sớm, hệ tiêu hóa của bé không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Vì thế thận sẽ làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận.
Suy dinh dưỡng: Một số trẻ quen với thức ăn mới sẽ có xu hướng không thích bú mẹ trong khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối quan trọng trong giai đoạn này. Việc bị ép ăn dặm sớm cũng có thể khiến trẻ chán ăn. Những điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Dễ dị ứng: Việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, bạn cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới.
Mẹ nhanh mất sữa: Lượng sữa trẻ bú giảm đi không những làm trẻ bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, dẫn đến giảm sức đề kháng mà còn khiến mẹ giảm tiết sữa, nhanh bị mất sữa. Điều này càng dễ xảy ra nếu trẻ chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm.
Bé dễ bị sặc, nghẹn. Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.
Chậm lớn. Bé không thể hấp thu dinh dưỡng triệt để từ thức ăn nên sẽ bị thiếu dưỡng chất cần thiết. Đồng thời bé cũng sẽ dễ bị bệnh. Kết hợp cả hai điều này sẽ khiến bé chậm lớn hơn bình thường.
Dễ bị bệnh đường hô hấp. Khi ăn dặm sớm, hệ hô hấp của bé dễ bị nhiễm bệnh do thực phẩm tràn vào đường thở. Thiếu kháng thể từ sữa mẹ, trẻ dễ phát sinh dị ứng với thực phẩm lạ, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng làm kích thích miễn dịch không đầy đủ. Bé sẽ dễ nhiễm cúm, ho, sốt và viêm đường hô hấp trên.
Tổn thương dạ dày. Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành.
Dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ăn dặm sớm, bé bị thiếu dịch và men tiêu hóa nên thực phẩm không được tiêu hóa đầy đủ. Bé ăn gì sẽ tiêu ra nấy hoặc bị tiêu chảy. Có trẻ do ít dịch tiêu hóa nên phân đóng kết và dẫn tới táo bón.
Nguy cơ bệnh lý tương lai, Việc ăn dặm sớm cò thể khiến bé bị ezecma, hen, dị ứng thực phẩm. Do lớp màng hấp thu của ruột chưa hoàn chỉnh nên sẽ hấp thu y nguyên các phân tử protein, kích thích các phản ứng dị ứng thực phẩm và các bệnh liên quan như hen, ezecma. Mặt khác, thực phẩm dị ứng gây kích thích các phản ứng kháng lại insulin dẫn đến tiểu đường.