Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu sau đó mẹ còn sữa vẫn tiếp tục cho con bú, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi. Khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Muốn nhanh chóng hồi phục tình trạng dinh dưỡng của trẻ, phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g lên 5-7 g/ngày. Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm như trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt gà, thịt cóc, con hàu... Vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em. Tăng bữa ăn so với trẻ phát triển bình thường. Thay vì 3,4 bữa mẹ hãy tăng lên 5,6 bữa. Trước khi đi ngủ cũng nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống nửa ly sữa, ăn nửa quả chuối, nửa cốc sữa chua để tập cho trẻ thói quen không bị chán ăn. Bữa phụ này có thể sau bữa chính khoảng 2 giờ đồng hồ. Thêm dầu mỡ vào món ăn. Chứa các loại vitamin E, D cao cung cấp năng lượng cho bé gấp đôi chất đạm. Mẹ nên tăng gấp rưỡi lượng dầu cho trẻ suy dinh dưỡng. Khi nấu cháo hay bột, mẹ hãy thêm 1 thìa dầu hoặc mỡ quấy đều tan trong cháo. Nấu cháo thịt đặc. Thịt ưu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng là thịt gà, thịt cóc, hàu vì những loại thực phẩm này chứa nhiều kẽm. Mẹ nên nấu cháo đặc để năng lượng được nhiều hơn. Mẹ hãy chú ý mùi vị vì cháo đặc bé sẽ tương đối khó nuốt hơn cháo loãng. Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ. Không ép trẻ ăn. Thường thì bố mẹ thấy con còi cọc, cố ép trẻ ăn để vớt vát lại phần nào chất dinh dưỡng. Song, một khi trẻ đã chán ăn, ép chỉ khiến trẻ nôn trớ, lâu dần trẻ sẽ sợ khi đến giờ ăn và trở nên biếng ăn.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu sau đó mẹ còn sữa vẫn tiếp tục cho con bú, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi.
Khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá.
Muốn nhanh chóng hồi phục tình trạng dinh dưỡng của trẻ, phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g lên 5-7 g/ngày.
Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm như trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt gà, thịt cóc, con hàu... Vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
Tăng bữa ăn so với trẻ phát triển bình thường. Thay vì 3,4 bữa mẹ hãy tăng lên 5,6 bữa. Trước khi đi ngủ cũng nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống nửa ly sữa, ăn nửa quả chuối, nửa cốc sữa chua để tập cho trẻ thói quen không bị chán ăn. Bữa phụ này có thể sau bữa chính khoảng 2 giờ đồng hồ.
Thêm dầu mỡ vào món ăn. Chứa các loại vitamin E, D cao cung cấp năng lượng cho bé gấp đôi chất đạm. Mẹ nên tăng gấp rưỡi lượng dầu cho trẻ suy dinh dưỡng. Khi nấu cháo hay bột, mẹ hãy thêm 1 thìa dầu hoặc mỡ quấy đều tan trong cháo.
Nấu cháo thịt đặc. Thịt ưu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng là thịt gà, thịt cóc, hàu vì những loại thực phẩm này chứa nhiều kẽm. Mẹ nên nấu cháo đặc để năng lượng được nhiều hơn. Mẹ hãy chú ý mùi vị vì cháo đặc bé sẽ tương đối khó nuốt hơn cháo loãng.
Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không ép trẻ ăn. Thường thì bố mẹ thấy con còi cọc, cố ép trẻ ăn để vớt vát lại phần nào chất dinh dưỡng. Song, một khi trẻ đã chán ăn, ép chỉ khiến trẻ nôn trớ, lâu dần trẻ sẽ sợ khi đến giờ ăn và trở nên biếng ăn.