Bé dưới 1 tuổi. Trẻ lúc này rất cần các vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin E, kẽm, sắt có trong sữa mẹ để tăng trưởng và đề kháng. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn tiện và rất khó để tiêu hóa những loại protein phức hợp có trong sữa tươi. Vì thế, vẫn chưa nên cho trẻ dùng sữa tươi giai đoạn này. Trên 1 tuổi. Bạn sẽ cho bé chuyển sang giai đoạn uống sữa tươi từ từ. Có thể pha một phần sữa tươi với hai phần sữa mẹ cho bé dùng, nhưng chỉ pha một lượng nhỏ để bé làm quen trước. Sau đó, tăng từng chút một tỷ lệ trong khẩu phần sữa của bé lên mỗi ngày cho đến khi bé hoàn toàn uống được sữa tươi. Quá trình này sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần. Đối với nhiều bậc cha mẹ, đây cũng là thời điểm thích hợp tập cho bé chuyển từ bú bình sang uống cốc. Sau khi bé đã quen với sữa tươi, bạn duy trì mức 350-400 ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày cho bé. Vấn đề nên cho trẻ uống sữa tươi lúc nào cũng rất quan trọng. Trước bữa ăn chính hai giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi, cũng như các thức ăn lặt vặt khác vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ. Các mẹ lưu ý bảo quản sữa tươi cho bé ở tủ lạnh trong 7 ngày với điều kiện nhiệt độ của tủ lạnh phải dưới 5 độ C nhé. Khi các mẹ lấy sữa tươi từ tủ lạnh, có thể hâm nóng lại trước khi cho bé uống bằng cách ngâm cách thủy nước sôi để tránh bé bị viêm họng. Đối với trẻ dưới hai tuổi nếu thích uống sữa tươi, nên chọn sữa nguyên kem, không chọn sữa tách béo. Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần, không có lợi cho sức khoẻ. Nếu trẻ uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng, đồng thời giảm lượng đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác, sao cho tổng lượng đường trong ngày dưới 20g. Các mẹ thường sử dụng các sản phẩm làm từ sữa tươi như yauort, váng sữa, phô mai. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải, giúp trẻ làm quen với nhiều hương vị và đa dạng hóa thức ăn. Nếu dùng quá nhiều sữa tươi sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Bé dưới 1 tuổi. Trẻ lúc này rất cần các vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin E, kẽm, sắt có trong sữa mẹ để tăng trưởng và đề kháng. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn tiện và rất khó để tiêu hóa những loại protein phức hợp có trong sữa tươi. Vì thế, vẫn chưa nên cho trẻ dùng sữa tươi giai đoạn này.
Trên 1 tuổi. Bạn sẽ cho bé chuyển sang giai đoạn uống sữa tươi từ từ. Có thể pha một phần sữa tươi với hai phần sữa mẹ cho bé dùng, nhưng chỉ pha một lượng nhỏ để bé làm quen trước. Sau đó, tăng từng chút một tỷ lệ trong khẩu phần sữa của bé lên mỗi ngày cho đến khi bé hoàn toàn uống được sữa tươi.
Quá trình này sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần. Đối với nhiều bậc cha mẹ, đây cũng là thời điểm thích hợp tập cho bé chuyển từ bú bình sang uống cốc. Sau khi bé đã quen với sữa tươi, bạn duy trì mức 350-400 ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày cho bé.
Vấn đề nên cho trẻ uống sữa tươi lúc nào cũng rất quan trọng. Trước bữa ăn chính hai giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi, cũng như các thức ăn lặt vặt khác vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ.
Các mẹ lưu ý bảo quản sữa tươi cho bé ở tủ lạnh trong 7 ngày với điều kiện nhiệt độ của tủ lạnh phải dưới 5 độ C nhé. Khi các mẹ lấy sữa tươi từ tủ lạnh, có thể hâm nóng lại trước khi cho bé uống bằng cách ngâm cách thủy nước sôi để tránh bé bị viêm họng.
Đối với trẻ dưới hai tuổi nếu thích uống sữa tươi, nên chọn sữa nguyên kem, không chọn sữa tách béo. Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần, không có lợi cho sức khoẻ.
Nếu trẻ uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng, đồng thời giảm lượng đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác, sao cho tổng lượng đường trong ngày dưới 20g.
Các mẹ thường sử dụng các sản phẩm làm từ sữa tươi như yauort, váng sữa, phô mai. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải, giúp trẻ làm quen với nhiều hương vị và đa dạng hóa thức ăn. Nếu dùng quá nhiều sữa tươi sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.