Tại một góc nhỏ ít người để ý ở hành lang tầng một của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, có một hiện vật lý thú liên quan đến Tả quân Lê Văn Duyệt – nhân vật lịch sử lỗi lạc của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định xưa.Đó là tấm bia công đức ghi nhận bà Đỗ Thị Phận, phu nhân của Tả quân Lê Văn Duyệt cúng 200 quan tiền xây dựng Thất Phủ Quan Võ Miếu vào năm 1819.Tấm bia được tạc từ đá nguyên khối, cao hơn 1 mét, trang trí đơn giản với hình tượng mây và mặt trời ở trán bia.Thân bia khắc các dòng chữ Nho, nội dung phiên âm như sau: “Khâm sai Chưởng tả quân Bình Tây Tướng quân kiêm Giám thần sách quân, lĩnh Gia Định thành Tổng trấn Quận công chính thất Đỗ Thị phu nhân hỉ tiền nhị bách quan”.Dịch nghĩa: “Bà họ Đỗ (Đỗ Thị Phận) vợ chính của quan Khâm sai Chưởng tả quân Bình Tây Tướng quân kiêm coi quân thần sách, lĩnh quận công Tổng trấn Thành Gia Định (Lê Văn Duyệt) hoan hỉ cúng 200 quan tiền”.Trước kia tấm bia này được đặt ở Thất Phủ Quan Võ Miếu, ngôi miếu thờ Quan Công được lập năm 1775 ở trung tâm của Chợ Lớn, vị trí hiện tại là đường Triệu Quang Phục ở quận 5.Đây được xem là ngôi miếu cổ nhất của vùng Chợ Lớn xưa, do người Hoa xây dựng để thờ chung cho cộng đồng mình từ 7 phủ thuộc 3 tỉnh Trung Hoa di cư sang. Do các biến động lịch sử mà ngày nay công trình không còn nữa.Có thể nói, tấm bia công đức của phu nhân Tả quân Lê Văn Duyệt vừa là di vật hiếm có về gia đình người đứng đầu Sài Gòn – Gia Định xưa, vừa là chứng tích quý giá về một công trình đã mất ở Chợ Lớn.Ngược dòng lịch sử, Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764 – 1832) còn được gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn.Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm tổng trấn Gia Định (Sài Gòn - TP HCM ngày nay)...Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.
Tại một góc nhỏ ít người để ý ở hành lang tầng một của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, có một hiện vật lý thú liên quan đến Tả quân Lê Văn Duyệt – nhân vật lịch sử lỗi lạc của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định xưa.
Đó là tấm bia công đức ghi nhận bà Đỗ Thị Phận, phu nhân của Tả quân Lê Văn Duyệt cúng 200 quan tiền xây dựng Thất Phủ Quan Võ Miếu vào năm 1819.
Tấm bia được tạc từ đá nguyên khối, cao hơn 1 mét, trang trí đơn giản với hình tượng mây và mặt trời ở trán bia.
Thân bia khắc các dòng chữ Nho, nội dung phiên âm như sau: “Khâm sai Chưởng tả quân Bình Tây Tướng quân kiêm Giám thần sách quân, lĩnh Gia Định thành Tổng trấn Quận công chính thất Đỗ Thị phu nhân hỉ tiền nhị bách quan”.
Dịch nghĩa: “Bà họ Đỗ (Đỗ Thị Phận) vợ chính của quan Khâm sai Chưởng tả quân Bình Tây Tướng quân kiêm coi quân thần sách, lĩnh quận công Tổng trấn Thành Gia Định (Lê Văn Duyệt) hoan hỉ cúng 200 quan tiền”.
Trước kia tấm bia này được đặt ở Thất Phủ Quan Võ Miếu, ngôi miếu thờ Quan Công được lập năm 1775 ở trung tâm của Chợ Lớn, vị trí hiện tại là đường Triệu Quang Phục ở quận 5.
Đây được xem là ngôi miếu cổ nhất của vùng Chợ Lớn xưa, do người Hoa xây dựng để thờ chung cho cộng đồng mình từ 7 phủ thuộc 3 tỉnh Trung Hoa di cư sang. Do các biến động lịch sử mà ngày nay công trình không còn nữa.
Có thể nói, tấm bia công đức của phu nhân Tả quân Lê Văn Duyệt vừa là di vật hiếm có về gia đình người đứng đầu Sài Gòn – Gia Định xưa, vừa là chứng tích quý giá về một công trình đã mất ở Chợ Lớn.
Ngược dòng lịch sử, Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764 – 1832) còn được gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn.
Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm tổng trấn Gia Định (Sài Gòn - TP HCM ngày nay)...
Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.