Nằm ở phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hay Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ bề thế bậc nhất đất Sài Gòn. Trong quần thể các công trình kiến trúc của lăng, phần mộ được xây dựng sớm nhất và có một số phận vô cùng đặc biệt.Ngôi mộ được lập năm 1832, sau khi ngài Tả quân mất. Một năm sau, sự biến thành Phiên An (cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt) xảy ra làm chấn động miền Nam. Khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, ngài Tả quân vẫn bị buộc tội gián tiếp gây biến loạn dù đã thành người thiên cổ.Để trừng phạt người nằm dưới mộ, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”, nghĩa là “Chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội”.Thấy Lê Văn Duyệt bị hàm oan, sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị cho dẹp bia đá khắc tội và đắp lại mộ (1841). Đến năm 1848, năm đầu đời Tự Đức, Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Tả quân Lê Văn Duyệt.Nhà vua xem sớ xong cảm động, truy phong cho các vị được nêu trong sớ và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Riêng mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định được vua ưu ái cho đắp cao rộng thêm và đền thờ của ông ở cạnh đó cũng được sửa sang.Theo một giai thoại được lưu truyền thì sau đó dân làng Long Hưng (nơi sinh sống của gia đình ngài Tả quân thuở xưa) đem trình quan sở tại một người tên Lê Văn Thi, là em ruột Tả quân Lê Văn Duyệt. Ông Thi bấy lâu sợ bị triều đình bắt tội nên phải trốn tránh.Sau đó, ông Lê Văn Thi được phép đến lăng Tả quân Lê Văn Duyệt để lo hương khói cho anh trai mình. Ngày nay ở trong đền thờ của khu lăng vẫn còn thờ ông Thi với tư cách một vị Tiền hiền.Đến năm 114, một hội tế tự gọi là Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập, việc cúng tế kể từ đó được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần.Đến năm 1989, toàn bộ khu lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đã được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.Vào ngày 16/9/2020, nhân lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2020), TP HCM đặt tên đường Lê Văn Duyệt cho đoạn đường có Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (đường Đinh Tiên Hoàng cũ). Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24
Nằm ở phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hay Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ bề thế bậc nhất đất Sài Gòn. Trong quần thể các công trình kiến trúc của lăng, phần mộ được xây dựng sớm nhất và có một số phận vô cùng đặc biệt.
Ngôi mộ được lập năm 1832, sau khi ngài Tả quân mất. Một năm sau, sự biến thành Phiên An (cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt) xảy ra làm chấn động miền Nam. Khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, ngài Tả quân vẫn bị buộc tội gián tiếp gây biến loạn dù đã thành người thiên cổ.
Để trừng phạt người nằm dưới mộ, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”, nghĩa là “Chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội”.
Thấy Lê Văn Duyệt bị hàm oan, sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị cho dẹp bia đá khắc tội và đắp lại mộ (1841). Đến năm 1848, năm đầu đời Tự Đức, Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Tả quân Lê Văn Duyệt.
Nhà vua xem sớ xong cảm động, truy phong cho các vị được nêu trong sớ và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Riêng mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định được vua ưu ái cho đắp cao rộng thêm và đền thờ của ông ở cạnh đó cũng được sửa sang.
Theo một giai thoại được lưu truyền thì sau đó dân làng Long Hưng (nơi sinh sống của gia đình ngài Tả quân thuở xưa) đem trình quan sở tại một người tên Lê Văn Thi, là em ruột Tả quân Lê Văn Duyệt. Ông Thi bấy lâu sợ bị triều đình bắt tội nên phải trốn tránh.
Sau đó, ông Lê Văn Thi được phép đến lăng Tả quân Lê Văn Duyệt để lo hương khói cho anh trai mình. Ngày nay ở trong đền thờ của khu lăng vẫn còn thờ ông Thi với tư cách một vị Tiền hiền.
Đến năm 114, một hội tế tự gọi là Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập, việc cúng tế kể từ đó được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần.
Đến năm 1989, toàn bộ khu lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đã được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Vào ngày 16/9/2020, nhân lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2020), TP HCM đặt tên đường Lê Văn Duyệt cho đoạn đường có Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (đường Đinh Tiên Hoàng cũ).
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24