Nằm trên đỉnh ngọn đồi lịch sử Vezelay ở vùng Bourgogne nước Pháp, Vương cung thánh đường Thánh Maria Madalena (còn được gọi là Tu viện Vezelay) là một địa danh lịch sử có vai trò quan trọng của châu Âu thời Trung cổ.Lịch sử của công trình này bắt đầu từ năm 861, khi các thầy tu dòng Biển Đức thiết lập cơ sở tôn giáo đầu tiên trên đỉnh ngọn đồi ở Vezelay. Một tu viện đã được xây dựng tại đây vào năm 878 để lưu giữ những thánh tích của Thánh Maria Madalena do một tu sĩ mang về từ Saint-Maximin-la-Sainte-Baume ở vùng Provence, nước Pháp.Với những thánh tích lưu giữ được, tu viện Vezelay trở thành một điểm dừng chân quan trọng của các con chiên trên Con đường hành hương Saint-Jacques-de-Compostelle.Năm 1096, một tu viện mới được xây dựng trên nền tu viện cũ. Công trình này được khánh thành năm 1104. Đến năm 1120, tu viện chịu một trận hỏa hoạn lớn làm 1127 người chết. Gian chính của tu viện được xây lại và hoàn thành năm 1138.Trong lịch sử châu Âu thời Trung cổ, tu viện Vezelay là nơi xuất phát của nhiều đoàn quân tham gia các cuộc Thập tự chinh, trong đó phải kể tới năm 1190 khi các đạo quân Anh do Richard Sư tử tâm và quân Pháp do Philippe-Auguste lãnh đạo xuất phát từ đây để tham gia cuộc Thập tự chinh thứ 3.Vị trí của tu viện giảm dần sau khi người ta phát hiện di hài của Thánh Maria Magdalena ở Saint-Maximin-la-Sainte-Baume và cho xây dựng một nhà thờ ở đây.Trong thời gian Cách mạng Pháp, tu viện bị hủy hoại nghiêm trọng khi người ta khai thác đá từ đây để làm vật liệu xây dựng. Gần như chỉ còn phòng của hội đồng thầy tu là được giữ nguyên vẹn.Quá trình khôi phục tu viện bắt đầu diễn ra năm 1840 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc và Prosper Mérimée.Từ năm 1920, Vương cung thánh đường Thánh Maria Madalena chính thức hoạt đông trở lại và trở thành nơi dừng chân của các con chiên trên đường hành hương.Năm 1979, tu viện Vezelay và khu đồi xung quanh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Nằm trên đỉnh ngọn đồi lịch sử Vezelay ở vùng Bourgogne nước Pháp, Vương cung thánh đường Thánh Maria Madalena (còn được gọi là Tu viện Vezelay) là một địa danh lịch sử có vai trò quan trọng của châu Âu thời Trung cổ.
Lịch sử của công trình này bắt đầu từ năm 861, khi các thầy tu dòng Biển Đức thiết lập cơ sở tôn giáo đầu tiên trên đỉnh ngọn đồi ở Vezelay. Một tu viện đã được xây dựng tại đây vào năm 878 để lưu giữ những thánh tích của Thánh Maria Madalena do một tu sĩ mang về từ Saint-Maximin-la-Sainte-Baume ở vùng Provence, nước Pháp.
Với những thánh tích lưu giữ được, tu viện Vezelay trở thành một điểm dừng chân quan trọng của các con chiên trên Con đường hành hương Saint-Jacques-de-Compostelle.
Năm 1096, một tu viện mới được xây dựng trên nền tu viện cũ. Công trình này được khánh thành năm 1104. Đến năm 1120, tu viện chịu một trận hỏa hoạn lớn làm 1127 người chết. Gian chính của tu viện được xây lại và hoàn thành năm 1138.
Trong lịch sử châu Âu thời Trung cổ, tu viện Vezelay là nơi xuất phát của nhiều đoàn quân tham gia các cuộc Thập tự chinh, trong đó phải kể tới năm 1190 khi các đạo quân Anh do Richard Sư tử tâm và quân Pháp do Philippe-Auguste lãnh đạo xuất phát từ đây để tham gia cuộc Thập tự chinh thứ 3.
Vị trí của tu viện giảm dần sau khi người ta phát hiện di hài của Thánh Maria Magdalena ở Saint-Maximin-la-Sainte-Baume và cho xây dựng một nhà thờ ở đây.
Trong thời gian Cách mạng Pháp, tu viện bị hủy hoại nghiêm trọng khi người ta khai thác đá từ đây để làm vật liệu xây dựng. Gần như chỉ còn phòng của hội đồng thầy tu là được giữ nguyên vẹn.
Quá trình khôi phục tu viện bắt đầu diễn ra năm 1840 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc và Prosper Mérimée.
Từ năm 1920, Vương cung thánh đường Thánh Maria Madalena chính thức hoạt đông trở lại và trở thành nơi dừng chân của các con chiên trên đường hành hương.
Năm 1979, tu viện Vezelay và khu đồi xung quanh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.