Tọa lạc tại phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, lăng mộ và đền thờ Bùi Tá Hán là nơi thờ tự và tưởng vọng một trong những nhân vật lịch sử có công lớn trong sự nghiệp khôi phục nhà Hậu Lê, bình ổn vùng đất phía nam đèo Hải Vân nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.Theo các sử liệu, Bùi Tá Hán (? - 1496) quê ở Châu Hoan, nay thuộc tỉnh Nghệ An, là một quan đại thần nhà Lê. Đầu thế kỷ 16, nhà Lê suy yếu, chính trị rối ren, Mạc Đăng Dung nhân đó cướp ngôi, dựng lên nhà Mạc (1527). Sĩ phu nhà Lê nhiều người không chịu thần phục họ Mạc. Các lực lượng chống Mạc dần dần quy tập dưới cờ Nguyễn Kim (1468 – 1545), trong đó có Bùi Tá Hán.Sau khi nhà Lê được khôi phục (sử gọi là thời Lê Trung Hưng), năm 1545, dưới triều vua Lê Trang Tông, Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ bình ổn vùng Thừa tuyên Quảng Nam (nay là địa phận Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định) và ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Triều đình phong cho ông chức Đô tướng dinh Quảng Nam, sau thăng Bắc quân Đô đốc Phủ chưởng phủ sự, tước Thiếu bảo Trấn quận công, và ông giữ chức này cho đến ngày tạ thế (1568).Trong thời kỳ trấn nhậm của Bùi Tá Hán, vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày càng thịnh vượng, trở thành chỗ dựa vững chắc của chúa Nguyễn sau này, cung cấp nhân tài vật lực cho sự nghiệp mở mang bờ cõi về phương Nam.Bùi Tá Hán mất năm 1568, không rõ nguyên nhân. Theo giai thoại dân gian, ông đã hiển thánh cùng với con ngựa quý, chỉ để lại tấm áo bào có vết máu tươi, như lời văn còn truyền tụng: Nhân mã bất tri hà xứ khứ / Huyết y trường dữ thử bi lưu. (Người ngựa đi đâu nào thấy bóng / Áo bào thấm máu để ngàn sau). Lăng mộ Bùi Tá Hán tọa lạc tại khu rừng Cầy, làng Thu Phổ. Tương truyền khi ông mất, người dân tìm thấy mảnh áo bào nhuốm máu còn lưu lại bèn đem chôn cất, xây lăng, đổi gọi rừng Cầy là rừng Lăng để tỏ làng tôn kính. Năm 1865, khu lăng mộ được xây dựng lại, một tấm bia được dựng với dòng chữ: “Cố Lê Bắc quân Đô đốc Trấn Quận công chi mộ” (Mộ Bắc quân Đô đốc Trấn Quận công của triều cũ nhà Lê).Đền thờ Bùi Tá Hán tọa lạc trên đỉnh núi Phước, bên hữu ngạn sông Trà Khúc, về sau gọi là núi Ông. Năm 1962, khi xây dựng Nhà máy Đường Thu Phổ, đền thờ được dời vào khuôn viên khu lăng mộ.Di tích lăng mộ và đền thờ Bùi Tá Hán đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1990.
Tọa lạc tại phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, lăng mộ và đền thờ Bùi Tá Hán là nơi thờ tự và tưởng vọng một trong những nhân vật lịch sử có công lớn trong sự nghiệp khôi phục nhà Hậu Lê, bình ổn vùng đất phía nam đèo Hải Vân nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Theo các sử liệu, Bùi Tá Hán (? - 1496) quê ở Châu Hoan, nay thuộc tỉnh Nghệ An, là một quan đại thần nhà Lê. Đầu thế kỷ 16, nhà Lê suy yếu, chính trị rối ren, Mạc Đăng Dung nhân đó cướp ngôi, dựng lên nhà Mạc (1527). Sĩ phu nhà Lê nhiều người không chịu thần phục họ Mạc. Các lực lượng chống Mạc dần dần quy tập dưới cờ Nguyễn Kim (1468 – 1545), trong đó có Bùi Tá Hán.
Sau khi nhà Lê được khôi phục (sử gọi là thời Lê Trung Hưng), năm 1545, dưới triều vua Lê Trang Tông, Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ bình ổn vùng Thừa tuyên Quảng Nam (nay là địa phận Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định) và ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Triều đình phong cho ông chức Đô tướng dinh Quảng Nam, sau thăng Bắc quân Đô đốc Phủ chưởng phủ sự, tước Thiếu bảo Trấn quận công, và ông giữ chức này cho đến ngày tạ thế (1568).
Trong thời kỳ trấn nhậm của Bùi Tá Hán, vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày càng thịnh vượng, trở thành chỗ dựa vững chắc của chúa Nguyễn sau này, cung cấp nhân tài vật lực cho sự nghiệp mở mang bờ cõi về phương Nam.
Bùi Tá Hán mất năm 1568, không rõ nguyên nhân. Theo giai thoại dân gian, ông đã hiển thánh cùng với con ngựa quý, chỉ để lại tấm áo bào có vết máu tươi, như lời văn còn truyền tụng: Nhân mã bất tri hà xứ khứ / Huyết y trường dữ thử bi lưu. (Người ngựa đi đâu nào thấy bóng / Áo bào thấm máu để ngàn sau).
Lăng mộ Bùi Tá Hán tọa lạc tại khu rừng Cầy, làng Thu Phổ. Tương truyền khi ông mất, người dân tìm thấy mảnh áo bào nhuốm máu còn lưu lại bèn đem chôn cất, xây lăng, đổi gọi rừng Cầy là rừng Lăng để tỏ làng tôn kính. Năm 1865, khu lăng mộ được xây dựng lại, một tấm bia được dựng với dòng chữ: “Cố Lê Bắc quân Đô đốc Trấn Quận công chi mộ” (Mộ Bắc quân Đô đốc Trấn Quận công của triều cũ nhà Lê).
Đền thờ Bùi Tá Hán tọa lạc trên đỉnh núi Phước, bên hữu ngạn sông Trà Khúc, về sau gọi là núi Ông. Năm 1962, khi xây dựng Nhà máy Đường Thu Phổ, đền thờ được dời vào khuôn viên khu lăng mộ.
Di tích lăng mộ và đền thờ Bùi Tá Hán đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1990.