Nằm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, khu lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là một di tích lịch sử nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long.Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.Tiền đình lăng là một nhà vuông to, gọn với hai mái chồng, lợp ngói âm dương xanh. Giữa tiền đình là một tấm bia to, kể sơ lược tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu.Chính điện là một công trình kiến trúc bề thế, không gian có hình khối lăng trụ với ba tầng lợp ngói âm dương xanh, mái dốc, đầu vút cong lên, dáng cứng cỏi nhưng thanh thoát.Sừng sững trong chính điện là những cột trụ màu nâu đất, ở giữa có tượng bán thân của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, hai bên cột có chạm khắc hai câu thơ bất hủ của cụ Đồ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.Sau chính điện có một khu nhà tưởng niệm, nơi lưu giữ những hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp cụ Đồ Chiểu.Bên trái nhà tưởng niệm là phần mộ của cụ Đồ với phu nhân. Gần bên đó là nơi yên nghỉ của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái của nhà thơ, bà là một trong những nhà thơ, nhà báo rất nổi tiếng vào đầu thế kỷ trước.Các công trình của khu di tích được bố trí hài hòa trong một không gian xanh với những khoảng sân vườn rộng trồng nhiều loại cây cảnh, đem lại cảm giác thư thái cho người thăm viếng.Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.Ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm bất hủ như truyện thơ Lục Vân Tiên; Dương Từ - Hà Mậu; Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca cùng 37 bài thơ và văn tế.Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà thơ có tinh thần yêu nước sâu sắc. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với những người đấu tranh, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn Việt gian...Khu khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu đã được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1990.Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách của xứ dừa Bến Tre.
Nằm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, khu lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là một di tích lịch sử nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.
Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.
Tiền đình lăng là một nhà vuông to, gọn với hai mái chồng, lợp ngói âm dương xanh. Giữa tiền đình là một tấm bia to, kể sơ lược tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu.
Chính điện là một công trình kiến trúc bề thế, không gian có hình khối lăng trụ với ba tầng lợp ngói âm dương xanh, mái dốc, đầu vút cong lên, dáng cứng cỏi nhưng thanh thoát.
Sừng sững trong chính điện là những cột trụ màu nâu đất, ở giữa có tượng bán thân của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, hai bên cột có chạm khắc hai câu thơ bất hủ của cụ Đồ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Sau chính điện có một khu nhà tưởng niệm, nơi lưu giữ những hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp cụ Đồ Chiểu.
Bên trái nhà tưởng niệm là phần mộ của cụ Đồ với phu nhân. Gần bên đó là nơi yên nghỉ của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái của nhà thơ, bà là một trong những nhà thơ, nhà báo rất nổi tiếng vào đầu thế kỷ trước.
Các công trình của khu di tích được bố trí hài hòa trong một không gian xanh với những khoảng sân vườn rộng trồng nhiều loại cây cảnh, đem lại cảm giác thư thái cho người thăm viếng.
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.
Ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm bất hủ như truyện thơ Lục Vân Tiên; Dương Từ - Hà Mậu; Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca cùng 37 bài thơ và văn tế.
Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà thơ có tinh thần yêu nước sâu sắc. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với những người đấu tranh, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn Việt gian...
Khu khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu đã được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1990.
Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách của xứ dừa Bến Tre.