Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng Việt Nam. Một điểm nhấn kiến trúc mang tính biểu tượng của ngôi chùa này chính là tòa tháp cao gọi là Tháp cổ hình rùa Cửu Phẩm Liên Hoa (9 phẩm giá của hoa sen).Tháp được dựng năm 1927, nằm ở một vị trí rất đặc biệt: Ngay trước lối vào chùa.Tháp có tiết diện hình "bát giác" xây dựng giữa hồ lớn có kích thước 22,8 m x 12,35m, nền tháp thể hiện bằng một con rùa lớn, dáng vẻ chắc khỏe đầu hướng vào chùa - biểu tượng cho sự vững trãi trường tồn.Toàn bộ tháp Cửu Phẩm Liên Hoa có 11 tầng và được thu nhỏ dần lên đỉnh, bốn mặt đều đắp những con vật quý là Kỳ Lân và Phượng. Xung quanh tháp, các tên hiệu Phật được đắp nổi.Ngoài ra, Tháp được trang trí bởi 6 cặp rồng bám theo thân tháp, từng đôi vờn nhau, con phía trước nghểnh xuống, con phía dưới ngóc lên. Điều này tôn thêm sự hoành tráng của cây tháp, biểu tượng cho sự phồn vinh của nền nông nghiệp lúa nước.Xung quanh không gian của tháp còn có bốn hòn núi trên lưng bốn con Voi - biểu trưng về quan niệm vũ trụ là đất, nước, lửa, gió hay còn gọi là nguồn gốc của vạn vật thế giới.Với chiều cao 32 mét, đây là kiến trúc cao nhất của chùa Cổ Lễ.Truyền thuyết kể lại, nhà sư Phạm Quang Tuyên cho xây dựng tháp rất công phu. Công trường xây dựng tháp là một hồ nước được gia cố nền móng bằng 50 cây gỗ lim.Lần đầu tháp xây bị đổ, lần thứ 2 mới xây dựng thành công.Sau nhiều biến động lịch sử, tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa vẫn đứng vững và trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của đất Trực Ninh.
Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng Việt Nam. Một điểm nhấn kiến trúc mang tính biểu tượng của ngôi chùa này chính là tòa tháp cao gọi là Tháp cổ hình rùa Cửu Phẩm Liên Hoa (9 phẩm giá của hoa sen).
Tháp được dựng năm 1927, nằm ở một vị trí rất đặc biệt: Ngay trước lối vào chùa.
Tháp có tiết diện hình "bát giác" xây dựng giữa hồ lớn có kích thước 22,8 m x 12,35m, nền tháp thể hiện bằng một con rùa lớn, dáng vẻ chắc khỏe đầu hướng vào chùa - biểu tượng cho sự vững trãi trường tồn.
Toàn bộ tháp Cửu Phẩm Liên Hoa có 11 tầng và được thu nhỏ dần lên đỉnh, bốn mặt đều đắp những con vật quý là Kỳ Lân và Phượng. Xung quanh tháp, các tên hiệu Phật được đắp nổi.
Ngoài ra, Tháp được trang trí bởi 6 cặp rồng bám theo thân tháp, từng đôi vờn nhau, con phía trước nghểnh xuống, con phía dưới ngóc lên. Điều này tôn thêm sự hoành tráng của cây tháp, biểu tượng cho sự phồn vinh của nền nông nghiệp lúa nước.
Xung quanh không gian của tháp còn có bốn hòn núi trên lưng bốn con Voi - biểu trưng về quan niệm vũ trụ là đất, nước, lửa, gió hay còn gọi là nguồn gốc của vạn vật thế giới.
Với chiều cao 32 mét, đây là kiến trúc cao nhất của chùa Cổ Lễ.
Truyền thuyết kể lại, nhà sư Phạm Quang Tuyên cho xây dựng tháp rất công phu. Công trường xây dựng tháp là một hồ nước được gia cố nền móng bằng 50 cây gỗ lim.
Lần đầu tháp xây bị đổ, lần thứ 2 mới xây dựng thành công.
Sau nhiều biến động lịch sử, tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa vẫn đứng vững và trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của đất Trực Ninh.