Được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn.Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3cm, cạnh 10,84cm, dày 1,10cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái. Đầu lân ngẩng cao, chân trước bên phải chống, chân trước bên trái đặt lên viên ngọc, 2 chân sau chùng.Dọc lưng kỳ lân chạm khắc văn mây lửa.Mặt trên của ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Bên trái khắc 12 chữ: Kế bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (Vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc 11 chữ: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (Chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới triều Vua Lê Dụ Tông).Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc. Xung quanh là đường viền rộng 1,20cm.Mặt ấn đọc theo chiều từ trên xuống dưới và từ phải sang trái là Đại Việt Quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo (Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc 1 dòng 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại.
Được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn.
Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3cm, cạnh 10,84cm, dày 1,10cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái. Đầu lân ngẩng cao, chân trước bên phải chống, chân trước bên trái đặt lên viên ngọc, 2 chân sau chùng.
Dọc lưng kỳ lân chạm khắc văn mây lửa.
Mặt trên của ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Bên trái khắc 12 chữ: Kế bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (Vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc 11 chữ: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (Chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới triều Vua Lê Dụ Tông).
Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc. Xung quanh là đường viền rộng 1,20cm.
Mặt ấn đọc theo chiều từ trên xuống dưới và từ phải sang trái là Đại Việt Quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo (Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc 1 dòng 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).
Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại.