Tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh có một khô mộ cổ bí ẩn, thượng được người dân gọi là "mộ Quận chúa”.Mộ tọa lạc trên mảnh đất rộng chừng 500m vuông đất hoang, cây cỏ rậm rạp.Khu mộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.Bên ngoài mộ có vòng thành dày, cong hình móng ngựa.Bên trong là mộ phần có hình mu rùa.Trước và sau mộ có bình phong.Đây là cấu trúc mộ thường thấy của những giới quan lại, quý tộc Việt thời xưa.Bị bỏ hoang trong hàng trăm năm, mộ Quận chúa đã đổ vỡ ít nhiều và bị cây cỏ bao trùm.Theo người dân địa phương, người nằm dưới mộ cổ Ba Động có thể là chị hoặc em của vua Gia Long. Đó là lý do khiến khu mộ được gọi là mộ “mộ Quận chúa”.Tương truyền, trên đường chạy trốn sự truy nã của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh từng lưu lạc ở ấp Ba Động.Trong thời gian này, có thể một người chị em của Nguyễn Ánh đã mất và được an táng tại đây.Khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây lại mộ của bà đúng với quy mô hoàng tộc.Do các đổi thay của lịch sử mà không còn tư liệu chính thức nào về ngôi mộ cổ ở Ba Động được lưu giữ.Ngôi mộ là một bí ẩn đang chờ các nhà sử học, khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏ gốc tích.
Tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh có một khô mộ cổ bí ẩn, thượng được người dân gọi là "mộ Quận chúa”.
Mộ tọa lạc trên mảnh đất rộng chừng 500m vuông đất hoang, cây cỏ rậm rạp.
Khu mộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.
Bên ngoài mộ có vòng thành dày, cong hình móng ngựa.
Bên trong là mộ phần có hình mu rùa.
Trước và sau mộ có bình phong.
Đây là cấu trúc mộ thường thấy của những giới quan lại, quý tộc Việt thời xưa.
Bị bỏ hoang trong hàng trăm năm, mộ Quận chúa đã đổ vỡ ít nhiều và bị cây cỏ bao trùm.
Theo người dân địa phương, người nằm dưới mộ cổ Ba Động có thể là chị hoặc em của vua Gia Long. Đó là lý do khiến khu mộ được gọi là mộ “mộ Quận chúa”.
Tương truyền, trên đường chạy trốn sự truy nã của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh từng lưu lạc ở ấp Ba Động.
Trong thời gian này, có thể một người chị em của Nguyễn Ánh đã mất và được an táng tại đây.
Khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây lại mộ của bà đúng với quy mô hoàng tộc.
Do các đổi thay của lịch sử mà không còn tư liệu chính thức nào về ngôi mộ cổ ở Ba Động được lưu giữ.
Ngôi mộ là một bí ẩn đang chờ các nhà sử học, khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏ gốc tích.