Có từ thế kỷ 17, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) là một di sản văn hóa đồ sộ và hết sức quý giá mà người dân tộc Mường ở khu vực này đã để lại cho hậu thế.Nằm trên một khu vực rộng lớn, nơi đây có hàng trăm ngôi mộ với những cột đá xanh được chôn xung quanh, tạo nên cảnh quan giống như một rừng đá.Các cột đá quanh mộ đều được dựng theo một quy luật chặt chẽ.Phía đầu mộ chôn ba khối đá cao to nhất thành một hàng, phía chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn, thấp hơn đối xứng với đầu mộ.Cột đá chính có vai trò như bia mộ, có khắc chữ Hán ghi tên người đã chết cùng những dòng ghi lại thân thế và sự nghiệp.Loại đá dùng để dựng mộ là loại đá xanh được lấy từ Thanh Hóa. Cột đá to nhất được ghi nhận ở nơi đây có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m.Ngôi mộ có niên đại sớm nhất tìm thấy ở nơi đây được lập vào năm 1651.Theo các sự liệu để lại, chủ nhân của khu mộ cổ Đống Thếch là dòng họ Đinh Công - dòng họ Mường cai quản xứ Mường Động, một trong những phên dậu phía Tây bảo vệ kinh thành Thăng Long.Khu mộ nằm trên một mảnh đất bằng phẳng giao thông đi lại thuận tiện, có ba mặt được vây quanh bởi những những quả đồi thấp tạo nên một bồn địa nhỏ trong một thung lũng lớn.Vùng đất này có địa thế, hình dáng miệng rồng, một thế đất tốt theo quan niệm thuật phong thuỷ ngày xưa.Các cột đá dựng lên ở khu mộ cổ Đống Thếch không chỉ dùng để đánh dấu mộ mà còn là nơi nương tựa của linh hồn theo quạn niệm của người Mường xưa.Cuối thập niên 1980, kết quả khai quật mộ cổ Đống Thếch đã đem lại nhiều thông tin quý giá về một xã hội Mường cổ qua táng thức, quy mô, cấu trúc trong các mộ, cùng cách đặt hiện vật, đồ tuỳ táng trong mộ.Với những giá trị lịch sử độc nhất vô nhị, mộ cổ Đống Thếch đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 1997.
Có từ thế kỷ 17, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) là một di sản văn hóa đồ sộ và hết sức quý giá mà người dân tộc Mường ở khu vực này đã để lại cho hậu thế.
Nằm trên một khu vực rộng lớn, nơi đây có hàng trăm ngôi mộ với những cột đá xanh được chôn xung quanh, tạo nên cảnh quan giống như một rừng đá.
Các cột đá quanh mộ đều được dựng theo một quy luật chặt chẽ.
Phía đầu mộ chôn ba khối đá cao to nhất thành một hàng, phía chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn, thấp hơn đối xứng với đầu mộ.
Cột đá chính có vai trò như bia mộ, có khắc chữ Hán ghi tên người đã chết cùng những dòng ghi lại thân thế và sự nghiệp.
Loại đá dùng để dựng mộ là loại đá xanh được lấy từ Thanh Hóa. Cột đá to nhất được ghi nhận ở nơi đây có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m.
Ngôi mộ có niên đại sớm nhất tìm thấy ở nơi đây được lập vào năm 1651.
Theo các sự liệu để lại, chủ nhân của khu mộ cổ Đống Thếch là dòng họ Đinh Công - dòng họ Mường cai quản xứ Mường Động, một trong những phên dậu phía Tây bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Khu mộ nằm trên một mảnh đất bằng phẳng giao thông đi lại thuận tiện, có ba mặt được vây quanh bởi những những quả đồi thấp tạo nên một bồn địa nhỏ trong một thung lũng lớn.
Vùng đất này có địa thế, hình dáng miệng rồng, một thế đất tốt theo quan niệm thuật phong thuỷ ngày xưa.
Các cột đá dựng lên ở khu mộ cổ Đống Thếch không chỉ dùng để đánh dấu mộ mà còn là nơi nương tựa của linh hồn theo quạn niệm của người Mường xưa.
Cuối thập niên 1980, kết quả khai quật mộ cổ Đống Thếch đã đem lại nhiều thông tin quý giá về một xã hội Mường cổ qua táng thức, quy mô, cấu trúc trong các mộ, cùng cách đặt hiện vật, đồ tuỳ táng trong mộ.
Với những giá trị lịch sử độc nhất vô nhị, mộ cổ Đống Thếch đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 1997.