Nằm ở sườn dốc của một ngọn đồi trong thung lũng sông Maroni ở hướng bờ biển phía Nam đảo Cyprus và cách biển khoảng 6 km, di chỉ khảo cổ Choirokoitia là một chứng tích quan trọng về cuộc sống trong thời đại đồ đá mới ở vùng Địa Trung Hải.Những dấu tích được phát lộ tại di chỉ Choirokoitia cho thấy, từ 9.000 - 6.000 năm TCN, nơi đây từng là một ngôi làng của cư dân tiền sử với những ngôi nhà tròn được xây dựng sát nhau.Các ngôi nhà được dựng bằng đá và thường được thường xuyên bồi đắp thêm cho dày hơn. Đường kính bên ngoài của nhà từ 2,3 m - 9,20 m, còn đường kính bên trong từ 1,4 m - 4,8 m, có mái bằng với một cửa chính và một số cửa sổ.Ngôi nhà được chia ra các gian nhỏ tùy theo mục đích sử dụng như để chứa đồ, để làm việc, để ngủ... Trong nhiều trường hợp, cũng thấy một số nhà có các cột để đỡ tầng trên. Nhiều nhà được dựng tập trung quanh một sân trong.Dân cư ở Choirokoitia thời đó sống bằng nghề trồng trọt, hái các trái cây mọc hoang, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Đó là một ngôi làng tròn độc đáo khép kín, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi một con sông và một tường lũy chắc chắn bằng đá cao 3 m, dày 2,5 m. Dường như chỉ có thể vào làng qua các lỗ ở tường.Dân số trong làng được ước tính chỉ khoảng từ 300 tới 600 người, thuộc giống người không cao - đàn ông trung bình chỉ cao tới 1,61 m và phụ nữ khoảng 1,51 m. Tỷ lệ tử vong của trẻ em rất cao, và tuổi thọ của đàn ông chỉ khoảng 35, đàn bà khoảng 33. Người chết được chôn dưới nền nhà trong tư thế ngồi xổm.Làng Choirokoitia đột nhiên bị bỏ hoang vào khoảng năm 6.000 TCN vì một lý do không rõ. Sau đó 1.500 năm sau đó, người Sotira tới định cư trên nền móng của ngôi làng cũ.Di chỉ Choirokoitia được tiến sĩ Porphyrios Dikaios, giám đốc Vụ Cổ vật Cyprus phát hiện năm 1934 và khai quật 6 lần từ năm 1934- 1946. Các cuộc khai quật tiếp theo được thực hiện trong đầu thập kỷ 1970, nhưng bị ngưng vì
quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đảo Cyprus. Năm 1977, di chỉ này được tái khai quật.Di chỉ Choirokoitia được coi là một trong các di chỉ từ thời tiền sử quan trọng nhất của vùng Đông Địa Trung Hải. Đây là bằng chứng rõ ràng về một xã hội được tổ chức theo chức năng dưới hình thức cư ngụ tập thể, có tường lũy bao quanh che chắn bảo vệ chung. Choirokoitia cùng khoảng 20 nơi định cư tương tự khác trải rộng ra khắp đảo Cyprus là minh chứng tiêu biểu cho văn minh thời đại đồ đá mới, khi loài người chưa biết tạo ra đồ sành.Di chỉ này đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1998.
Nằm ở sườn dốc của một ngọn đồi trong thung lũng sông Maroni ở hướng bờ biển phía Nam đảo Cyprus và cách biển khoảng 6 km, di chỉ khảo cổ Choirokoitia là một chứng tích quan trọng về cuộc sống trong thời đại đồ đá mới ở vùng Địa Trung Hải.
Những dấu tích được phát lộ tại di chỉ Choirokoitia cho thấy, từ 9.000 - 6.000 năm TCN, nơi đây từng là một ngôi làng của cư dân tiền sử với những ngôi nhà tròn được xây dựng sát nhau.
Các ngôi nhà được dựng bằng đá và thường được thường xuyên bồi đắp thêm cho dày hơn. Đường kính bên ngoài của nhà từ 2,3 m - 9,20 m, còn đường kính bên trong từ 1,4 m - 4,8 m, có mái bằng với một cửa chính và một số cửa sổ.
Ngôi nhà được chia ra các gian nhỏ tùy theo mục đích sử dụng như để chứa đồ, để làm việc, để ngủ... Trong nhiều trường hợp, cũng thấy một số nhà có các cột để đỡ tầng trên. Nhiều nhà được dựng tập trung quanh một sân trong.
Dân cư ở Choirokoitia thời đó sống bằng nghề trồng trọt, hái các trái cây mọc hoang, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Đó là một ngôi làng tròn độc đáo khép kín, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi một con sông và một tường lũy chắc chắn bằng đá cao 3 m, dày 2,5 m. Dường như chỉ có thể vào làng qua các lỗ ở tường.
Dân số trong làng được ước tính chỉ khoảng từ 300 tới 600 người, thuộc giống người không cao - đàn ông trung bình chỉ cao tới 1,61 m và phụ nữ khoảng 1,51 m. Tỷ lệ tử vong của trẻ em rất cao, và tuổi thọ của đàn ông chỉ khoảng 35, đàn bà khoảng 33. Người chết được chôn dưới nền nhà trong tư thế ngồi xổm.
Làng Choirokoitia đột nhiên bị bỏ hoang vào khoảng năm 6.000 TCN vì một lý do không rõ. Sau đó 1.500 năm sau đó, người Sotira tới định cư trên nền móng của ngôi làng cũ.
Di chỉ Choirokoitia được tiến sĩ Porphyrios Dikaios, giám đốc Vụ Cổ vật Cyprus phát hiện năm 1934 và khai quật 6 lần từ năm 1934- 1946. Các cuộc khai quật tiếp theo được thực hiện trong đầu thập kỷ 1970, nhưng bị ngưng vì
quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đảo Cyprus. Năm 1977, di chỉ này được tái khai quật.
Di chỉ Choirokoitia được coi là một trong các di chỉ từ thời tiền sử quan trọng nhất của vùng Đông Địa Trung Hải. Đây là bằng chứng rõ ràng về một xã hội được tổ chức theo chức năng dưới hình thức cư ngụ tập thể, có tường lũy bao quanh che chắn bảo vệ chung. Choirokoitia cùng khoảng 20 nơi định cư tương tự khác trải rộng ra khắp đảo Cyprus là minh chứng tiêu biểu cho văn minh thời đại đồ đá mới, khi loài người chưa biết tạo ra đồ sành.
Di chỉ này đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1998.