Đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Triển lãm Ký ức chiến tranh quy tụ hơn 400 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhằm chào mừng kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016). Sau đây là một số hiện vật tiêu biểu.Xe đạp thồ, ông Trịnh Đình Dũng, Đoàn xe đạp thồ Điện Biên - Trường Sơn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm chi viện chiến trường miền Nam, từ tháng 3/1968 - 6/1970.Tấm bản đồ đồng chí Đồ Bá Bút, Trưởng ban Tác chiến, Đoàn pháo binh BTL Miền sử dụng phục vụ tham mưu tác chiến, tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 12/4/1966.Sổ ghi chép đồng chí Lại Hồng Khánh, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 35, Trung đoàn 4, Sư đoàn 32 sử dụng để ghi chép trên đường hành quân và tham gia chiến đấu từ năm 1970 - 1971.Sổ nhật ký kỷ vật của đồng chí Mai Trung Thành do cựu chiến binh Hoa Kỳ trao trả năm 2010.Tổng đài điện thoại (10 số), Lữ đoàn 205, Bộ tư lệnh Thông tin trang bị cho Khu nhà D67 (khu A, Thành cổ Hà Nội) sử dụng phục vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong 55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.Máy điện thoại TP-6-A, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 thu được trong trận giải phóng Chi khu quân sự Cam Lộ, Quảng Trị, ngày 9/4/1972.Cờ Giải phóng do cự binh Mỹ Patrick Mac Makin thu được trong chiến tranh Việt Nam gửi qua đường bưu điện đến Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng BQP, tháng 6/2011.Cờ Đảng do Thomas Smith, Cựu chiến binh Mỹ thu được trong chiến tranh Việt Nam, trao lại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam năm 1001.Lá thư liệt sĩ Đặng Thùy Trâm gửi cho người yêu là Khương Thế Hưng, ngày 17/3/1969.Đài radio, đồng chí Lương Ngô Hanh, Chính trị viên phó Đại đội 15 súng ĐKZ 75mm, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 thu được của địch trong trận chiến đầu phòng ngự điểm cao 37 (Đông Hà, Quảng Trị), ngày 27/4/1972.Sưu tập ca, bi đông UB Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trang bị cho cán bộ chiến sĩ quân Giải phóng sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1960 - 1975.Thuốc ngụy trang do Binh chủng Đặc công và Viện Kỹ thuật quân sự phối hợp nghiên cứu và sản xuất năm 1967, dùng để bôi, vẽ lên người các chiến sĩ để ngụy trang.Quần áo cộc loang, đồng chí Nguyễn Đức Chiến thuộc Đại đội 21, Đặc công Trị Thiên sử dụng đi điều nghiên và chiến đấu từ năm 1967 - 1975.
Đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Triển lãm Ký ức chiến tranh quy tụ hơn 400 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhằm chào mừng kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016). Sau đây là một số hiện vật tiêu biểu.
Xe đạp thồ, ông Trịnh Đình Dũng, Đoàn xe đạp thồ Điện Biên - Trường Sơn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm chi viện chiến trường miền Nam, từ tháng 3/1968 - 6/1970.
Tấm bản đồ đồng chí Đồ Bá Bút, Trưởng ban Tác chiến, Đoàn pháo binh BTL Miền sử dụng phục vụ tham mưu tác chiến, tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 12/4/1966.
Sổ ghi chép đồng chí Lại Hồng Khánh, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 35, Trung đoàn 4, Sư đoàn 32 sử dụng để ghi chép trên đường hành quân và tham gia chiến đấu từ năm 1970 - 1971.
Sổ nhật ký kỷ vật của đồng chí Mai Trung Thành do cựu chiến binh Hoa Kỳ trao trả năm 2010.
Tổng đài điện thoại (10 số), Lữ đoàn 205, Bộ tư lệnh Thông tin trang bị cho Khu nhà D67 (khu A, Thành cổ Hà Nội) sử dụng phục vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong 55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Máy điện thoại TP-6-A, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 thu được trong trận giải phóng Chi khu quân sự Cam Lộ, Quảng Trị, ngày 9/4/1972.
Cờ Giải phóng do cự binh Mỹ Patrick Mac Makin thu được trong chiến tranh Việt Nam gửi qua đường bưu điện đến Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng BQP, tháng 6/2011.
Cờ Đảng do Thomas Smith, Cựu chiến binh Mỹ thu được trong chiến tranh Việt Nam, trao lại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam năm 1001.
Lá thư liệt sĩ Đặng Thùy Trâm gửi cho người yêu là Khương Thế Hưng, ngày 17/3/1969.
Đài radio, đồng chí Lương Ngô Hanh, Chính trị viên phó Đại đội 15 súng ĐKZ 75mm, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 thu được của địch trong trận chiến đầu phòng ngự điểm cao 37 (Đông Hà, Quảng Trị), ngày 27/4/1972.
Sưu tập ca, bi đông UB Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trang bị cho cán bộ chiến sĩ quân Giải phóng sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1960 - 1975.
Thuốc ngụy trang do Binh chủng Đặc công và Viện Kỹ thuật quân sự phối hợp nghiên cứu và sản xuất năm 1967, dùng để bôi, vẽ lên người các chiến sĩ để ngụy trang.
Quần áo cộc loang, đồng chí Nguyễn Đức Chiến thuộc Đại đội 21, Đặc công Trị Thiên sử dụng đi điều nghiên và chiến đấu từ năm 1967 - 1975.