Binh sĩ Sài Gòn di chuyển thành hàng dài lên trực thăng CH-21 được mệnh danh "quả chuối bay" do có thân cong vào tháng 3/1961. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Horst Faas. Đây là một trong số những bức ảnh đắt giá ghi lại sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam. Trong số đó, có bức ảnh gây chấn động thế giới và đoạt giải thưởng quốc tế.Hình ảnh khó quên hòa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng trước khi tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách cai trị cứng rắn và đàn áp Phật giáo ngày 11/6/1963. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Malcolm Browne về sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam.Máy bay C-123 của Mỹ bay vào lúc bình minh phun hoá chất khai quang dọc theo đường dây điện từ Sài Gòn tới Đà Lạt đầu tháng 8/1963. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Horst Faas chụp.Ánh sáng mặt trời xuyên qua các cành lá ở khu rừng. Phía dưới là binh sĩ chính quyền Sài Gòn và cố vấn quân sự Mỹ với gương mặt mệt mỏi sau một đêm căng thẳng trong rừng hồi tháng 1/1965. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Horst Faas.Lính Mỹ đổ bộ lên bãi biển Quy Nhơn ngày 13/8/1965. Có binh sĩ mang theo đàn guitar khi làm nhiệm vụ tại chiến trường Việt Nam.Hình ảnh ám ảnh cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến tranh khi người mẹ và các con nhỏ với gương mặt sợ hãi ngước nhìn lính Mỹ cầm súng phóng lựu M79 tại khu vực Bàu Trai, cách Sài Gòn 32 km ngày 1/1/1966. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Horst Faas.Phóng viên ảnh của AP Huỳnh Thanh Mỹ tác nghiệp tại một ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 1 tháng trước khi ông chết vì bom đạn chiến tranh ngày 10/10/1965. Huỳnh Thanh Mỹ là anh trai của nhiếp ảnh gia Nick Út.Ngay cả khi đi tắm gần trại của mình, lính thủy quân lục chiến Mỹ cũng mang theo vũ khí. Nhiếp ảnh gia Horst Faas đã chụp bức ảnh này tại Chu Lai ngày 16/1/1966.Một quả bom napalm phát nổ nhìn giống như quả cầu lửa khổng lồ. Phía xa là lính Mỹ đi tuần tra ở chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1966.Bức ảnh cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh khi các cuộc dội bom từ máy bay B-52 đã để lại nhiều hố bom lớn trên các cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả ở phía Tây Sài Gòn năm 1966. Hầu như khu vực này không còn được người dân canh tác do tình hình chiến sự ác liệt. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Henri Huet.
Binh sĩ Sài Gòn di chuyển thành hàng dài lên trực thăng CH-21 được mệnh danh "quả chuối bay" do có thân cong vào tháng 3/1961. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Horst Faas. Đây là một trong số những bức ảnh đắt giá ghi lại sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam. Trong số đó, có bức ảnh gây chấn động thế giới và đoạt giải thưởng quốc tế.
Hình ảnh khó quên hòa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng trước khi tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách cai trị cứng rắn và đàn áp Phật giáo ngày 11/6/1963. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Malcolm Browne về sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam.
Máy bay C-123 của Mỹ bay vào lúc bình minh phun hoá chất khai quang dọc theo đường dây điện từ Sài Gòn tới Đà Lạt đầu tháng 8/1963. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Horst Faas chụp.
Ánh sáng mặt trời xuyên qua các cành lá ở khu rừng. Phía dưới là binh sĩ chính quyền Sài Gòn và cố vấn quân sự Mỹ với gương mặt mệt mỏi sau một đêm căng thẳng trong rừng hồi tháng 1/1965. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Horst Faas.
Lính Mỹ đổ bộ lên bãi biển Quy Nhơn ngày 13/8/1965. Có binh sĩ mang theo đàn guitar khi làm nhiệm vụ tại chiến trường Việt Nam.
Hình ảnh ám ảnh cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến tranh khi người mẹ và các con nhỏ với gương mặt sợ hãi ngước nhìn lính Mỹ cầm súng phóng lựu M79 tại khu vực Bàu Trai, cách Sài Gòn 32 km ngày 1/1/1966. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Horst Faas.
Phóng viên ảnh của AP Huỳnh Thanh Mỹ tác nghiệp tại một ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 1 tháng trước khi ông chết vì bom đạn chiến tranh ngày 10/10/1965. Huỳnh Thanh Mỹ là anh trai của nhiếp ảnh gia Nick Út.
Ngay cả khi đi tắm gần trại của mình, lính thủy quân lục chiến Mỹ cũng mang theo vũ khí. Nhiếp ảnh gia Horst Faas đã chụp bức ảnh này tại Chu Lai ngày 16/1/1966.
Một quả bom napalm phát nổ nhìn giống như quả cầu lửa khổng lồ. Phía xa là lính Mỹ đi tuần tra ở chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1966.
Bức ảnh cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh khi các cuộc dội bom từ máy bay B-52 đã để lại nhiều hố bom lớn trên các cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả ở phía Tây Sài Gòn năm 1966. Hầu như khu vực này không còn được người dân canh tác do tình hình chiến sự ác liệt. Ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Henri Huet.