Nền kiến trúc thời Lý từng đạt đến sự phát triển huy hoàng với nhiều công trình chùa tháp tráng lệ. Đáng tiếc rằng những công trình này ngày nay chỉ còn tồn tại dưới dạng phế tích. Tuy nhiên, các di vật thời Lý được khai quật ở Việt Nam giúp hậu thế hình dung phần nào diện mạo của nền kiến trúc tuyệt mỹ này. Trong đó, hiện vật tiêu biểu nhất có thể kể đến là một mô hình tháp cổ thời Lý đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội.Mô hình tháp này được làm bằng đất nung, có niên đại từ thế kỷ 11 - 13, thuộc loại tháp thờ tiêu biểu của thời Lý. Tháp có bình đồ hình vuông, được dựng bằng kỹ thuật lắp ghép khá độc đáo, gồm 2 phần là bệ tháp và thân tháp.Bệ tháp được tạo hình hoa sen và với những lớp cánh sen to xen kẽ lớp cánh nhỏ mà mới nhìn cảm tưởng như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn. Đây là một mô-típ nghệ thuật Phật giáo kinh điển, biểu trưng cho sự thanh cao, trong sạch và sự giác ngộ chân lý.Ở bốn mặt của chân đài sen được trang trí dàn vũ công đang biểu diễn rất sinh động. Đề tài trang trí này thể hiện sự giao lưu, tiếp thu văn hóa của các nước phía Nam, đặc biệt là văn hóa Champa, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của nghệ thuật ca múa nhạc, âm nhạc phục vụ tôn giáo dưới thời Lý.Phần thân tháp cao 5 tầng, mỗi tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn.Ở mỗi tầng tháp đều có ô cửa hình vuông ở cả bốn mặt, có trang trí hoa văn lá đề và hoa chanh.Nếu hoa chanh là hình ảnh gần gũi với cuộc sống của người dân, được thể hiện ở các ô cửa sổ thì lá đề lại là biểu tượng cho sự thành đạo của đức Phật, được đặt ở vị trí trang trọng phía trên các khung cửa.Phần mái của mỗi tầng tháp làm bằng chất liệu gốm men, mái cong được tạo thành từ những ngói ống hình trụ in nổi bông hoa sen tạo cho tháp vẻ đẹp hài hòa, thanh thoát.Mô hình được tạo tác rất chi tiết, tái hiện khá cụ thể kỹ thuật xây dựng của người xưa.Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn.Tầng trên cùng của tháp đã mất, nhưng cấu trúc có lẽ cũng tương tự những tầng dưới.Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là một mô hình tháp thờ rất quý hiếm của nhà Lý còn lại đến ngày na.Mô hình này là nguồn tư liệu quan trọng không chỉ giúp nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật, sự phát triển, đặc điểm Phật giáo thời Lý mà còn phản ánh sự tiếp thu, giao lưu văn hóa của người Việt, góp phần vào sự phát triển nền văn hóa, nghệ thuật dân tộc.
Nền kiến trúc thời Lý từng đạt đến sự phát triển huy hoàng với nhiều công trình chùa tháp tráng lệ. Đáng tiếc rằng những công trình này ngày nay chỉ còn tồn tại dưới dạng phế tích. Tuy nhiên, các di vật thời Lý được khai quật ở Việt Nam giúp hậu thế hình dung phần nào diện mạo của nền kiến trúc tuyệt mỹ này. Trong đó, hiện vật tiêu biểu nhất có thể kể đến là một mô hình tháp cổ thời Lý đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội.
Mô hình tháp này được làm bằng đất nung, có niên đại từ thế kỷ 11 - 13, thuộc loại tháp thờ tiêu biểu của thời Lý. Tháp có bình đồ hình vuông, được dựng bằng kỹ thuật lắp ghép khá độc đáo, gồm 2 phần là bệ tháp và thân tháp.
Bệ tháp được tạo hình hoa sen và với những lớp cánh sen to xen kẽ lớp cánh nhỏ mà mới nhìn cảm tưởng như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn. Đây là một mô-típ nghệ thuật Phật giáo kinh điển, biểu trưng cho sự thanh cao, trong sạch và sự giác ngộ chân lý.
Ở bốn mặt của chân đài sen được trang trí dàn vũ công đang biểu diễn rất sinh động. Đề tài trang trí này thể hiện sự giao lưu, tiếp thu văn hóa của các nước phía Nam, đặc biệt là văn hóa Champa, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của nghệ thuật ca múa nhạc, âm nhạc phục vụ tôn giáo dưới thời Lý.
Phần thân tháp cao 5 tầng, mỗi tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn.
Ở mỗi tầng tháp đều có ô cửa hình vuông ở cả bốn mặt, có trang trí hoa văn lá đề và hoa chanh.
Nếu hoa chanh là hình ảnh gần gũi với cuộc sống của người dân, được thể hiện ở các ô cửa sổ thì lá đề lại là biểu tượng cho sự thành đạo của đức Phật, được đặt ở vị trí trang trọng phía trên các khung cửa.
Phần mái của mỗi tầng tháp làm bằng chất liệu gốm men, mái cong được tạo thành từ những ngói ống hình trụ in nổi bông hoa sen tạo cho tháp vẻ đẹp hài hòa, thanh thoát.
Mô hình được tạo tác rất chi tiết, tái hiện khá cụ thể kỹ thuật xây dựng của người xưa.
Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn.
Tầng trên cùng của tháp đã mất, nhưng cấu trúc có lẽ cũng tương tự những tầng dưới.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là một mô hình tháp thờ rất quý hiếm của nhà Lý còn lại đến ngày na.
Mô hình này là nguồn tư liệu quan trọng không chỉ giúp nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật, sự phát triển, đặc điểm Phật giáo thời Lý mà còn phản ánh sự tiếp thu, giao lưu văn hóa của người Việt, góp phần vào sự phát triển nền văn hóa, nghệ thuật dân tộc.