Tháp cổ Bình Thạnh - đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo là một trong số những ngôi tháp hiếm hoi còn sót lại ở Đông Nam Bộ. Tháp được đặt tên Bình Thạnh bởi công trình này nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.Đền tháp cổ Bình Thạnh được xác định ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII-IX, thuộc văn hóa Óc Eo. Tháp được Hội Nghiên cứu Đông Dương phát hiện vào năm 1886. Tổng thể kiến trúc tháp cổ Bình Thạnh gồm ba tháp chính. Tuy nhiên, đến nay tháp giữa và tháp phía Bắc chỉ còn lại dấu tích. Tháp phía Nam còn “trụ” được qua thời gian nhờ được trùng tu năm 1998.Tháp cao 10m, được xây dựng trên nền đất vuông, mỗi cạnh dài 5m.Tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh nổi tiếng với kiến trúc vô cùng tinh xảo. Tháp được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền Tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Kỹ thuật xây dựng này đã bị thất truyền từ lâu và vẫn là một ẩn số đối với khoa học.Các viên gạch được liên kết với nhau mà không sử dụng bất kỳ chất liệu kết dính nào. Chúng liền khít với nhau đến mức cho đến nay vẫn có người nghĩ rằng người xưa đã xếp gạch mọc rồi nung cả khối tháp.Tháp được xây dựng đúng bốn hướng, cửa chính mở về hướng Đông, trước mặt là một bàu “hình vuông”, ba mặt Tây - Nam - Bắc đều có cửa “giả” được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.Về điêu khắc, trang trí đền Tháp Bình Thạnh là những tác phẩm tuyệt mỹ. Các họa tiết phù điêu không chỉ đẹp về tạo hình, tỉ mỉ đến trau chuốt trong tạo tác mà còn mang tính biểu tượng cao.Mặt ngoài tháp trên cửa chính phía Đông gắn trên “mi cửa” là một phiến đá lớn, hình chữ nhật 0,80m x 2m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu.Ngoài tháp cổ Bình Thạnh, còn có tháp Chóp Mạt cũng Tây Ninh là hai đền tháp còn nguyên vẹn của nền văn hóa Óc Eo.Óc Eo là tên một vùng gò đất lẫn đá nổi lên trên một cánh đồng phía nam núi Ba Thê. Óc Eo đi vào lịch sử Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn.Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I - VII sau Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước - con người ở vùng đồng bằng - châu thổ hạ lưu sông Mê Công; đồng thời, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.
Tháp cổ Bình Thạnh - đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo là một trong số những ngôi tháp hiếm hoi còn sót lại ở Đông Nam Bộ. Tháp được đặt tên Bình Thạnh bởi công trình này nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Đền tháp cổ Bình Thạnh được xác định ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII-IX, thuộc văn hóa Óc Eo. Tháp được Hội Nghiên cứu Đông Dương phát hiện vào năm 1886.
Tổng thể kiến trúc tháp cổ Bình Thạnh gồm ba tháp chính. Tuy nhiên, đến nay tháp giữa và tháp phía Bắc chỉ còn lại dấu tích. Tháp phía Nam còn “trụ” được qua thời gian nhờ được trùng tu năm 1998.
Tháp cao 10m, được xây dựng trên nền đất vuông, mỗi cạnh dài 5m.
Tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh nổi tiếng với kiến trúc vô cùng tinh xảo. Tháp được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền Tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Kỹ thuật xây dựng này đã bị thất truyền từ lâu và vẫn là một ẩn số đối với khoa học.
Các viên gạch được liên kết với nhau mà không sử dụng bất kỳ chất liệu kết dính nào. Chúng liền khít với nhau đến mức cho đến nay vẫn có người nghĩ rằng người xưa đã xếp gạch mọc rồi nung cả khối tháp.
Tháp được xây dựng đúng bốn hướng, cửa chính mở về hướng Đông, trước mặt là một bàu “hình vuông”, ba mặt Tây - Nam - Bắc đều có cửa “giả” được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.
Về điêu khắc, trang trí đền Tháp Bình Thạnh là những tác phẩm tuyệt mỹ. Các họa tiết phù điêu không chỉ đẹp về tạo hình, tỉ mỉ đến trau chuốt trong tạo tác mà còn mang tính biểu tượng cao.
Mặt ngoài tháp trên cửa chính phía Đông gắn trên “mi cửa” là một phiến đá lớn, hình chữ nhật 0,80m x 2m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu.
Ngoài tháp cổ Bình Thạnh, còn có tháp Chóp Mạt cũng Tây Ninh là hai đền tháp còn nguyên vẹn của nền văn hóa Óc Eo.
Óc Eo là tên một vùng gò đất lẫn đá nổi lên trên một cánh đồng phía nam núi Ba Thê. Óc Eo đi vào lịch sử Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn.
Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I - VII sau Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước - con người ở vùng đồng bằng - châu thổ hạ lưu sông Mê Công; đồng thời, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.
Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.