Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng có diện tích khoảng 5ha, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) cách TP. Bạc Liêu về phía Tây Bắc khoảng 20km theo đường chim bay.Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuât văn hoá được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911.Tháp Vĩnh Hưng là trung tâm tôn giáo của khu vực này được xây dựng từ khoảng thế kỷ VII sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.Trải qua nhiều năm, tháp cổ mang nhiều tên gọi khác nhau như tháp Lục Hiền, Trà Long, tháp Bhah Dhat và bây giờ là tháp cổ Vĩnh Hưng.Tháp cổ Vĩnh Hưng có thân tháp hình chữ nhật với độ dài một cạnh là 5,6m, cạnh kia là 6,9m và chiều cao là 8,9m.Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng.Tháp có một gian hình chữ nhật, tường khá dày và nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Càng lên cao độ dày của tường càng mỏng, vách tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn.Điều gây kinh ngạc là trải qua năm tháng và lộ thiên trên mặt đất nhưng tháp còn tồn tại khá nguyên vẹn. Các viên gạch được xếp chồng lên nhau lớp lớp vừa khít không hề có một kẽ hở nào, kết nối với nhau tạo nên một khối tháp vững chắc, đồng thời tạo thêm những đường uốn vòm tài tình.Theo nhiều nhà khoa học, có thể người Khơme cổ đã dùng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt. Nhiều khả năng họ đã dùng một loại keo thực vật để kết dính các viên gạch với nhau, mà không cần dùng đến các chất liệu xây dựng như xi măng, hay vôi vữa như bây giờ.Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khoa học đã tìm được nhiều cổ vật quý giá như tượng Nữ thần, bàn tay phải của “Tượng thần”...Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đồ gốm dùng trong sinh hoạt. Đặc biệt là bộ tượng đồng được các nhà khảo cổ học đánh giá là bộ sưu tập tượng độc đáo, là “bảo vật quốc gia”, trong đó có một số tượng độc bản có giá trị rất cao.Năm 2011, di tích tháp Vĩnh Hưng được trùng tu tôn tạo gồm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà bia, nhà bảo vệ, hàng rào và một số hạng mục khác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.Ngày nay, tháp cổ Vĩnh Hưng trở thành địa điểm hấp dẫn du lịch.Mời độc giả xem video:Sự thật về đào mỏ quạ đang bán đầy chợ. Nguồn: THDT.
Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng có diện tích khoảng 5ha, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) cách TP. Bạc Liêu về phía Tây Bắc khoảng 20km theo đường chim bay.
Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuât văn hoá được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911.
Tháp Vĩnh Hưng là trung tâm tôn giáo của khu vực này được xây dựng từ khoảng thế kỷ VII sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.
Trải qua nhiều năm, tháp cổ mang nhiều tên gọi khác nhau như tháp Lục Hiền, Trà Long, tháp Bhah Dhat và bây giờ là tháp cổ Vĩnh Hưng.
Tháp cổ Vĩnh Hưng có thân tháp hình chữ nhật với độ dài một cạnh là 5,6m, cạnh kia là 6,9m và chiều cao là 8,9m.
Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng.
Tháp có một gian hình chữ nhật, tường khá dày và nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Càng lên cao độ dày của tường càng mỏng, vách tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn.
Điều gây kinh ngạc là trải qua năm tháng và lộ thiên trên mặt đất nhưng tháp còn tồn tại khá nguyên vẹn. Các viên gạch được xếp chồng lên nhau lớp lớp vừa khít không hề có một kẽ hở nào, kết nối với nhau tạo nên một khối tháp vững chắc, đồng thời tạo thêm những đường uốn vòm tài tình.
Theo nhiều nhà khoa học, có thể người Khơme cổ đã dùng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt. Nhiều khả năng họ đã dùng một loại keo thực vật để kết dính các viên gạch với nhau, mà không cần dùng đến các chất liệu xây dựng như xi măng, hay vôi vữa như bây giờ.
Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khoa học đã tìm được nhiều cổ vật quý giá như tượng Nữ thần, bàn tay phải của “Tượng thần”...
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đồ gốm dùng trong sinh hoạt. Đặc biệt là bộ tượng đồng được các nhà khảo cổ học đánh giá là bộ sưu tập tượng độc đáo, là “bảo vật quốc gia”, trong đó có một số tượng độc bản có giá trị rất cao.
Năm 2011, di tích tháp Vĩnh Hưng được trùng tu tôn tạo gồm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà bia, nhà bảo vệ, hàng rào và một số hạng mục khác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Ngày nay, tháp cổ Vĩnh Hưng trở thành địa điểm hấp dẫn du lịch.
Mời độc giả xem video:Sự thật về đào mỏ quạ đang bán đầy chợ. Nguồn: THDT.