Nằm ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ, được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao Nho giáo.Công trình được xây dựng từ 1864-1866, đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản. Cổng tam quan của Văn Thánh Miếu xây theo lối cổ lâu có ba tầng mái, đơn giản nhưng mỹ thuật.Sau cổng là thần đạo đi thẳng vào điện Đại Thành. Hai bên là hai hàng sao cao vút có cùng niên đại với ngôi Thánh Miếu.Giữa thần đạo là ba tấm bia đá cổ.Tấm bia số 1 với trước tác của Phan Thanh Giản trước khi tuẫn tiết (1866), dựng năm 1911. Tấm bia số 2 dựng để kỷ niệm Tống Hữu Định và giới trí thức trong cuộc trùng tu ngôi miếu lần 2 (1903). Tấm bia số 3 dựng năm 1931, với di chúc của Trương Thị Loan (con gái của Trương Ngọc Lang), người đã hiến đất cho miếu.Cuối đường thần đạo là Điện Đại Thành, công trình trung tâm của Văn Thánh Miếu.Đây là một tòa nhà mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.Bên trong, nơi chính điện thờ Khổng Tử.Hai bên (Tả ban, Hữu ban) thờ Tứ phối, Thập triết.Hai bên chính điện có hai gian nhà Tả vu và Hữu vu.Các gian này thờ Thất thập nhị hiền.Bên phải lối thần đạo của Văn Thánh Miếu còn có Tụy Văn Lâu hay Văn Xương Các - một công trình nhỏ nhưng đẹp, xây theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Trên gác là nơi cất sách và thờ Văn Xương Đế Quân - vị tinh quân chủ quản việc thi cử học hành. Tầng dưới là nơi văn nhân thi ngồi đàm đạo, phía sau là khám thờ.Hai bên Văn Xương Các vẫn còn hai khẩu súng thần công đại bác, tương truyền là súng đã dùng để bảo vệ thành Vĩnh Long từ năm 1860.Ngoài ra, trong khuôn viên Văn Thánh Miếu còn có hai ao nhỏ, gọi là hồ Nhật Tinh và hồ Nguyệt Anh.Sau khi được xây dựng, mang danh nghĩa tôn vinh Nho giáo, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long thực chất là một tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.Tuy nhiên, chỉ có mấy tháng sau sau khi hoạt động, quân Pháp lại đem chiến thuyền uy hiếp và chiếm thành Vĩnh Long lần thứ hai, Phan Thanh Giản tuẫn tiết, Nguyễn Thông tỵ địa ra Bình Thuận, Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) có ý định phá bỏ Văn Thánh Miếu.Lúc đó ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn - người Minh Hương) được đồng bào đề cử đứng ra ngăn cản.Nhờ vậy công trình văn hóa đặc sắc này mới tồn tại đến hôm nay...
Nằm ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ, được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao Nho giáo.
Công trình được xây dựng từ 1864-1866, đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản. Cổng tam quan của Văn Thánh Miếu xây theo lối cổ lâu có ba tầng mái, đơn giản nhưng mỹ thuật.
Sau cổng là thần đạo đi thẳng vào điện Đại Thành. Hai bên là hai hàng sao cao vút có cùng niên đại với ngôi Thánh Miếu.
Giữa thần đạo là ba tấm bia đá cổ.
Tấm bia số 1 với trước tác của Phan Thanh Giản trước khi tuẫn tiết (1866), dựng năm 1911. Tấm bia số 2 dựng để kỷ niệm Tống Hữu Định và giới trí thức trong cuộc trùng tu ngôi miếu lần 2 (1903). Tấm bia số 3 dựng năm 1931, với di chúc của Trương Thị Loan (con gái của Trương Ngọc Lang), người đã hiến đất cho miếu.
Cuối đường thần đạo là Điện Đại Thành, công trình trung tâm của Văn Thánh Miếu.
Đây là một tòa nhà mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Bên trong, nơi chính điện thờ Khổng Tử.
Hai bên (Tả ban, Hữu ban) thờ Tứ phối, Thập triết.
Hai bên chính điện có hai gian nhà Tả vu và Hữu vu.
Các gian này thờ Thất thập nhị hiền.
Bên phải lối thần đạo của Văn Thánh Miếu còn có Tụy Văn Lâu hay Văn Xương Các - một công trình nhỏ nhưng đẹp, xây theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Trên gác là nơi cất sách và thờ Văn Xương Đế Quân - vị tinh quân chủ quản việc thi cử học hành. Tầng dưới là nơi văn nhân thi ngồi đàm đạo, phía sau là khám thờ.
Hai bên Văn Xương Các vẫn còn hai khẩu súng thần công đại bác, tương truyền là súng đã dùng để bảo vệ thành Vĩnh Long từ năm 1860.
Ngoài ra, trong khuôn viên Văn Thánh Miếu còn có hai ao nhỏ, gọi là hồ Nhật Tinh và hồ Nguyệt Anh.
Sau khi được xây dựng, mang danh nghĩa tôn vinh Nho giáo, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long thực chất là một tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.
Tuy nhiên, chỉ có mấy tháng sau sau khi hoạt động, quân Pháp lại đem chiến thuyền uy hiếp và chiếm thành Vĩnh Long lần thứ hai, Phan Thanh Giản tuẫn tiết, Nguyễn Thông tỵ địa ra Bình Thuận, Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) có ý định phá bỏ Văn Thánh Miếu.
Lúc đó ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn - người Minh Hương) được đồng bào đề cử đứng ra ngăn cản.
Nhờ vậy công trình văn hóa đặc sắc này mới tồn tại đến hôm nay...