Thái miếu nhà Hậu Lê là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Thanh Hóa. Công trình đã được cấp Bằng Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tuy nhiên, khi đến thăm di tích này, hình ảnh đập ngay vào mắt là đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc màu vàng rực án ngữ hai bên nhà tiền điện.
Việc một cặp sư tử đá phương Bắc xuất hiện tại nơi đang lưu thờ bài vị của 27 vua của nhà Hậu Lê (1418 – 1789) là điều rất khó chấp nhận.
Khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là nơi có đền thờ và lăng mộ của hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Dù được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt và nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An vừa được UNESCO công nhận là di sản thế giới, khu di tích này cũng không tránh khỏi sự "tấn công" của sư tử đá Trung Quốc...
Đặc biệt, sư tử đá "lạ" ở Hoa Lư không phải chỉ một đôi mà có đến ba đôi, án ngữ cả 3 cổng của khu di tích.Cặp sư tử đá đầu tiên hoành tráng hơn cả, "trấn giữ" cổng chính.Cặp sư tử này "canh gác" cổng phía Bắc cố đô Hoa Lư. Còn đây là cặp sư tử ở cổng phía Nam.Chùa Nhất Trụ có lịch sử từ thế kỷ thứ 19, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích Cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ cây cột kinh bằng đá cổ nhất Việt Nam. Ngôi chùa này cũng bị một cặp sử tử đá kiểu Tây "đột nhập".
Thái miếu nhà Hậu Lê là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Thanh Hóa. Công trình đã được cấp Bằng Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tuy nhiên, khi đến thăm di tích này, hình ảnh đập ngay vào mắt là đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc màu vàng rực án ngữ hai bên nhà tiền điện.
Việc một cặp sư tử đá phương Bắc xuất hiện tại nơi đang lưu thờ bài vị của 27 vua của nhà Hậu Lê (1418 – 1789) là điều rất khó chấp nhận.
Khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là nơi có đền thờ và lăng mộ của hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Dù được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt và nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An vừa được UNESCO công nhận là di sản thế giới, khu di tích này cũng không tránh khỏi sự "tấn công" của sư tử đá Trung Quốc...
Đặc biệt, sư tử đá "lạ" ở Hoa Lư không phải chỉ một đôi mà có đến ba đôi, án ngữ cả 3 cổng của khu di tích.
Cặp sư tử đá đầu tiên hoành tráng hơn cả, "trấn giữ" cổng chính.
Cặp sư tử này "canh gác" cổng phía Bắc cố đô Hoa Lư.
Còn đây là cặp sư tử ở cổng phía Nam.
Chùa Nhất Trụ có lịch sử từ thế kỷ thứ 19, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích Cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ cây cột kinh bằng đá cổ nhất Việt Nam. Ngôi chùa này cũng bị một cặp sử tử đá kiểu Tây "đột nhập".