Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ đặc sắc minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long xưa. Một trong số đó là chiếc đầu rồng bằng đất nung có từ thời Trần.Được tạo tác sắc sảo, chiếc đầu rồng này là một mẫu vật tiêu biểu về hình tượng rồng thời Trần. Về tổng quan, hiện vật thể hiện rõ nét sự kế thừa hình tượng rồng thời Lý, nhưng cũng mang những nét riêng độc đáo.Chiếc đầu rồng nhà Trần được tạo hình với dáng ngẩng cao đầy oai vệ. Phần trên miệng rồng kéo dài ra thành một cái mào như ngọn lửa vươn cao, uốn lượn, vuốt nhỏ dần về cuối – một mô típ đặc trưng của rồng thời Lý – Trần.Miệng rồng há to, bên trong ngậm viên ngọc lớn. Lưỡi rồng uốn cong và nâng đỡ môi trên. Cặp răng nanh rồng khá lớn, từ hàm trên vắt lên mào lửa.Sau đầu rồng có chiếc bờm lớn hất lên như một ngọn sóng, được tạo hình chi tiết từng gợn lông nhỏ.Nhìn chung, so với rồng thời Lý, tạo hình của rồng thời Trần có phần phóng khoáng hơn do không còn bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe.Ở Hoàng thành Thăng Long xưa, đầu rồng chế tác bằng đất nung là loại vật liệu dùng để trang trí kiến trúc phổ biến, thường được đặt ở các cung điện của vua.Thông qua hiện vật quý giá này, có thể hình dung phần nào cảnh sắc của hoàng thành Thăng Long thời Trần với những công trình có độ thẩm mỹ cao, được trau chuốt tới từng chi tiết nhỏ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ đặc sắc minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long xưa. Một trong số đó là chiếc đầu rồng bằng đất nung có từ thời Trần.
Được tạo tác sắc sảo, chiếc đầu rồng này là một mẫu vật tiêu biểu về hình tượng rồng thời Trần. Về tổng quan, hiện vật thể hiện rõ nét sự kế thừa hình tượng rồng thời Lý, nhưng cũng mang những nét riêng độc đáo.
Chiếc đầu rồng nhà Trần được tạo hình với dáng ngẩng cao đầy oai vệ. Phần trên miệng rồng kéo dài ra thành một cái mào như ngọn lửa vươn cao, uốn lượn, vuốt nhỏ dần về cuối – một mô típ đặc trưng của rồng thời Lý – Trần.
Miệng rồng há to, bên trong ngậm viên ngọc lớn. Lưỡi rồng uốn cong và nâng đỡ môi trên. Cặp răng nanh rồng khá lớn, từ hàm trên vắt lên mào lửa.
Sau đầu rồng có chiếc bờm lớn hất lên như một ngọn sóng, được tạo hình chi tiết từng gợn lông nhỏ.
Nhìn chung, so với rồng thời Lý, tạo hình của rồng thời Trần có phần phóng khoáng hơn do không còn bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe.
Ở Hoàng thành Thăng Long xưa, đầu rồng chế tác bằng đất nung là loại vật liệu dùng để trang trí kiến trúc phổ biến, thường được đặt ở các cung điện của vua.
Thông qua hiện vật quý giá này, có thể hình dung phần nào cảnh sắc của hoàng thành Thăng Long thời Trần với những công trình có độ thẩm mỹ cao, được trau chuốt tới từng chi tiết nhỏ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.