Khác với phương Tây, người Trung Quốc thời xưa quan niệm loài rồng là sinh vật linh thiêng, gắn liền với những ý nghĩa tích cực. Sinh vật thần thoại này có nhiều quyền năng, trong đó có việc rồng có thể diệt trừ ma quỷ.Đối với người Trung Quốc thời phong kiến, con rồng là biểu tượng tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của hoàng đế. Chỉ có vua chúa mới được sử dụng hình ảnh loài rồng.Sở dĩ rồng được người dân thần thánh hóa là vì nó sở hữu quyền năng phi thường.Cụ thể, nhiều thần thoại mô tả rồng sống dưới đáy sông biển. Theo đó, loài rồng sở hữu quyền năng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng mưa.Từ thần thoại này, người Trung Quốc cho rằng thế giới tuần hoàn theo 4 mùa, mỗi mùa do một ông vua Rồng trấn giữ gọi là Long vương.Vì vậy, người dân thường thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn sùng loài rồng linh thiêng.Ở những nơi thường xuyên bị hạn hán hay thiên tai, người ta xây dựng các đền thờ rồng và thực hiện thờ phụng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, rồng cũng là sinh vật thần thoại sở hữu sức mạnh vượt trội có thể tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu cuộc sống của người dân.Không chỉ đứng về phía người dân, rồng trong văn hóa Trung Quốc tượng trưng cho khả năng sinh sản, sắc đẹp, tuổi thọ và hy vọng.Mời quý độc giả xem video: Sông Ba: 'Con rồng cô đơn' của Phú Yên (nguồn: VTC16)
Khác với phương Tây, người Trung Quốc thời xưa quan niệm loài rồng là sinh vật linh thiêng, gắn liền với những ý nghĩa tích cực. Sinh vật thần thoại này có nhiều quyền năng, trong đó có việc rồng có thể diệt trừ ma quỷ.
Đối với người Trung Quốc thời phong kiến, con rồng là biểu tượng tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của hoàng đế. Chỉ có vua chúa mới được sử dụng hình ảnh loài rồng.
Sở dĩ rồng được người dân thần thánh hóa là vì nó sở hữu quyền năng phi thường.
Cụ thể, nhiều thần thoại mô tả rồng sống dưới đáy sông biển. Theo đó, loài rồng sở hữu quyền năng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng mưa.
Từ thần thoại này, người Trung Quốc cho rằng thế giới tuần hoàn theo 4 mùa, mỗi mùa do một ông vua Rồng trấn giữ gọi là Long vương.
Vì vậy, người dân thường thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn sùng loài rồng linh thiêng.
Ở những nơi thường xuyên bị hạn hán hay thiên tai, người ta xây dựng các đền thờ rồng và thực hiện thờ phụng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, rồng cũng là sinh vật thần thoại sở hữu sức mạnh vượt trội có thể tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu cuộc sống của người dân.
Không chỉ đứng về phía người dân, rồng trong văn hóa Trung Quốc tượng trưng cho khả năng sinh sản, sắc đẹp, tuổi thọ và hy vọng.
Mời quý độc giả xem video: Sông Ba: 'Con rồng cô đơn' của Phú Yên (nguồn: VTC16)