Theo ông Tô Huy Phong, Chủ tịch HĐQT Cty Cẩm Quyên, quá trình sưu tập hiện vật gặp rất nhiều khó khăn do bị thất lạc nhiều, nhưng Cty cố gắng sưu tầm trên 40 hiện vật được cho là của Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà Công tử Bạc Liêu gắn liền với nhân vật đặc biệt đã để lại nhiều câu chuyện trở thành huyền thoại từ thế kỷ trước, mà người dân trong và ngoài nước biết đến. Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy (SN 1900 – mất 1973), là con thứ 3 của ông hội đồng Trần Trinh Trạch. Trong ảnh, ông Tô Huy Phong thắp hương bàn thờ trước khi chính thức cho khách vào tham quan.Nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng vào năm 1919 (thời gian xây dựng mất khoảng 2 năm). Ngôi nhà được thiết kế bởi một kỹ sư người Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ, toàn bộ vật liệu xây dựng ngôi nhà như sắt, xi-măng, gạch, ngói... đều được kỹ sư người Pháp chọn và mua từ Pháp trở về.Cấu trúc ngôi nhà theo phong cách phương Tây vào đầu thế kỷ XIX - Đây là phong cách kiến trúc hiện đại nhất của phương Tây lúc bấy giờ, nó được kết hợp với phong thủy phương Đông. Ngôi nhà gồm một tầng trệt một lầu, trang trí bằng nhiều đường viền chỉ và hoa văn nổi, gồm 4 phòng và 4 đại sảnh được bao quanh bằng lối hành lang rộng rãi làm cho ngôi nhà luôn mát mẻ và thông thoáng.
Ông Nguyễn Vũ, Phó giám đốc Sở VHTTDL Bạc Liêu cho rằng, việc đưa vào khai thác nhà Công tử Bạc Liêu tạo cơ hội cho du lịch Bạc Liêu phát triển. Sở VHTTDL Bạc Liêu đã làm hồ sơ đề nghị công nhận cụm nhà Công tử Bạc Liêu là điểm đến du lịch của ĐBSCL.
Dù chưa sưu tầm hết những hiện vật của Công tử Bạc Liêu, nhưng những gì mà Cty Cẩm Quyên sưu tầm và trưng bày làm cho người xem khá thích thú và phần nào hiểu được sự giàu có một thời của một con người được mệnh danh là Công tử.
Bàn thờ vợ chồng ông hội đồng Trần Trinh Trạch, thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Trần nhà Công tử Bạc Liêu được trạm trổ công phu.Chiếc xe “mu rùa” cùng thời với Công tử Bạc Liêu. Một số hiện vật rất có giá trị tại nhà Công tử Bạc Liêu. Dù có gắn biển “đừng sờ vào hiện vật” nhưng du khách vẫn muốn ướm thử chiếc ghế Công tử Bạc Liêu từng ngồi. Những chiếc xe kéo được cho là của Công tử Bạc Liêu.
Theo ông Tô Huy Phong, Chủ tịch HĐQT Cty Cẩm Quyên, quá trình sưu tập hiện vật gặp rất nhiều khó khăn do bị thất lạc nhiều, nhưng Cty cố gắng sưu tầm trên 40 hiện vật được cho là của Công tử Bạc Liêu.
Ngôi nhà Công tử Bạc Liêu gắn liền với nhân vật đặc biệt đã để lại nhiều câu chuyện trở thành huyền thoại từ thế kỷ trước, mà người dân trong và ngoài nước biết đến. Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy (SN 1900 – mất 1973), là con thứ 3 của ông hội đồng Trần Trinh Trạch. Trong ảnh, ông Tô Huy Phong thắp hương bàn thờ trước khi chính thức cho khách vào tham quan.
Nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng vào năm 1919 (thời gian xây dựng mất khoảng 2 năm). Ngôi nhà được thiết kế bởi một kỹ sư người Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ, toàn bộ vật liệu xây dựng ngôi nhà như sắt, xi-măng, gạch, ngói... đều được kỹ sư người Pháp chọn và mua từ Pháp trở về.
Cấu trúc ngôi nhà theo phong cách phương Tây vào đầu thế kỷ XIX - Đây là phong cách kiến trúc hiện đại nhất của phương Tây lúc bấy giờ, nó được kết hợp với phong thủy phương Đông. Ngôi nhà gồm một tầng trệt một lầu, trang trí bằng nhiều đường viền chỉ và hoa văn nổi, gồm 4 phòng và 4 đại sảnh được bao quanh bằng lối hành lang rộng rãi làm cho ngôi nhà luôn mát mẻ và thông thoáng.
Ông Nguyễn Vũ, Phó giám đốc Sở VHTTDL Bạc Liêu cho rằng, việc đưa vào khai thác nhà Công tử Bạc Liêu tạo cơ hội cho du lịch Bạc Liêu phát triển. Sở VHTTDL Bạc Liêu đã làm hồ sơ đề nghị công nhận cụm nhà Công tử Bạc Liêu là điểm đến du lịch của ĐBSCL.
Dù chưa sưu tầm hết những hiện vật của Công tử Bạc Liêu, nhưng những gì mà Cty Cẩm Quyên sưu tầm và trưng bày làm cho người xem khá thích thú và phần nào hiểu được sự giàu có một thời của một con người được mệnh danh là Công tử.
Bàn thờ vợ chồng ông hội đồng Trần Trinh Trạch, thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Trần nhà Công tử Bạc Liêu được trạm trổ công phu.
Chiếc xe “mu rùa” cùng thời với Công tử Bạc Liêu.
Một số hiện vật rất có giá trị tại nhà Công tử Bạc Liêu.
Dù có gắn biển “đừng sờ vào hiện vật” nhưng du khách vẫn muốn ướm thử chiếc ghế Công tử Bạc Liêu từng ngồi.
Những chiếc xe kéo được cho là của Công tử Bạc Liêu.