Nằm ở phía hạ lưu con sông Đăk Bla, cạnh thành phố Kon Tum, nhà ngục Kon Tum là một khu di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Cụm tượng đài và nhà tưởng niệm ở di tích nhà ngục Kon Tum.Khu nhà ngục này do người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ 1930 - 1931. Vào giai đoạn đó, hơn 500 lượt tù chính trị đã bị đưa vào nơi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" của đất Kon Tum. Ảnh: Bia tưởng niệm tù chính trị tại nhà ngục Kon Tum.Do điều kiện ăn ở sinh hoạt tồi tệ cùng những đòn tra tấn man rợ của thực dân Pháp, gần một nửa số chiến sĩ bị giam cầm đã phải vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất tù ngục này. Ảnh: Khu mộ tập thể của các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh tại nhà ngục.Sau năm 1975, nhà ngục Kon Tum trở thành di tích lịch sử của miền Nam Việt Nam. Từ năm 1988, nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, những dấu tích kiến trúc của nhà ngục xưa giờ đây đã không còn. Ảnh: Mô hình nhà lao phía ngoài của khu nhà ngục Kon Tum.Quần thể di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum ngày nay gồm nhà tưởng niệm, cụm tượng đài “Bất khuất”, nhà truyền thống và hai ngôi mộ tập thể của các chiến sĩ cách mạng. Ảnh: Mô hình nhà lao phía trong của khu nhà ngục Kon Tum.Nhiều hiện vật lịch sử của khu nhà ngục khét tiếng vẫn được lưu giữ và trưng bày trong nhà tưởng niệm của khu di tích. Ảnh: Những quả tạ dùng để xích chân tù khổ sai khi lao động ngoài trời.Có thể nói, nhà ngục Kon Tum là một chứng tích lịch sử về tội ác của thực dân và tinh thần yêu nước bất diệt của những nhà cách mạng Việt Nam. Ảnh: Cùm chân được sử dụng trong các khu nhà giam.
Nằm ở phía hạ lưu con sông Đăk Bla, cạnh thành phố Kon Tum, nhà ngục Kon Tum là một khu di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Cụm tượng đài và nhà tưởng niệm ở di tích nhà ngục Kon Tum.
Khu nhà ngục này do người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ 1930 - 1931. Vào giai đoạn đó, hơn 500 lượt tù chính trị đã bị đưa vào nơi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" của đất Kon Tum. Ảnh: Bia tưởng niệm tù chính trị tại nhà ngục Kon Tum.
Do điều kiện ăn ở sinh hoạt tồi tệ cùng những đòn tra tấn man rợ của thực dân Pháp, gần một nửa số chiến sĩ bị giam cầm đã phải vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất tù ngục này. Ảnh: Khu mộ tập thể của các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh tại nhà ngục.
Sau năm 1975, nhà ngục Kon Tum trở thành di tích lịch sử của miền Nam Việt Nam. Từ năm 1988, nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, những dấu tích kiến trúc của nhà ngục xưa giờ đây đã không còn. Ảnh: Mô hình nhà lao phía ngoài của khu nhà ngục Kon Tum.
Quần thể di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum ngày nay gồm nhà tưởng niệm, cụm tượng đài “Bất khuất”, nhà truyền thống và hai ngôi mộ tập thể của các chiến sĩ cách mạng. Ảnh: Mô hình nhà lao phía trong của khu nhà ngục Kon Tum.
Nhiều hiện vật lịch sử của khu nhà ngục khét tiếng vẫn được lưu giữ và trưng bày trong nhà tưởng niệm của khu di tích. Ảnh: Những quả tạ dùng để xích chân tù khổ sai khi lao động ngoài trời.
Có thể nói, nhà ngục Kon Tum là một chứng tích lịch sử về tội ác của thực dân và tinh thần yêu nước bất diệt của những nhà cách mạng Việt Nam. Ảnh: Cùm chân được sử dụng trong các khu nhà giam.