Nằm cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3 km, nhà tù Phú Lợi là một di tích lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ.Nhà tù được xây dựng từ giữa năm 1957, ngay bên một khu căn cứ quân sự với tổng diện tích khoảng 12 ha, trong bối cảnh Mỹ - Diệm tăng cường các hoạt động đàn áp, bắt bớ lực lượng cách mạng sau Hiệp định Geneve.Nhà tù được chia làm nhiều khu vực: khu hành chánh, khu gia đình binh sĩ và khu An Trí Viện – thực chất là trại giam. Khu trại giam gồm có 3 trại: Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa. Cả 3 trại có 9 phòng giam đánh dấu A,B,C,D,…Mỗi trại ngăn cách nhau bằng các bức tường kẽm gai dày đặc.Bao quanh 3 trại là 2 bức tường cao, có mấy lớp kẽm gai, hệ thống đèn điện chiếu sáng vào ban đêm, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài.Ở giữa trại giam có nhà vòm cao để quan sát toàn khu trại.Xung quanh khu nhà giam có 4 lô cốt được canh phòng nghiêm ngặt.Số tù nhân được đưa về nhà tù Phú Lợi đợt đầu tiên có 4 nữ và khoảng 100 nam, đến cuối năm 1957 tăng lên 3.000 tù nhân.Đến cuối năm 1958, số tù nhân lên đến gần 6.000 người, trong đó có 1.000 tù nhân là nữ.Chế độ khắc nghiệt của nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác ở miền Nam lúc bấy giờ. Tù nhân phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện vệ sinh, y tế tồi tệ, chế độ lao động khổ sai nặng nề. Nhiều tù nhân cốt cán phải nằm xà lim, chuồng cọp, thường xuyên bị tra tấn dã man…Bọn cai ngục ở nơi đây còn đặt ra “24 điều cấm” rất khắc nghiệt để lấy cớ bạo hành tù nhân. Những tên “chúa ngục” nổi tiếng gian ác như Nguyễn Văn Bông, Trần Vĩnh Đắc, Hồ Văn Tần… đã lưu danh cùng lịch sử nhà thờ.Vào ngày 30/11/1958, với ý đồ thủ tiêu các tù nhân loại A (loại nguy hiểm nhất, theo cách phân loại của nhà tù), bọn quản ngục đã trộn thuốc độc vào bánh mỳ và cấp phát cho tù nhân, khiến hàng trăm người bị ngộ độc chết.Tổ chức Đảng trong trại giam quyết định tổ chức đấu tranh công khai bằng các hình thức như tung nóc nhà giam, chiếm đài phát thanh, dùng các tấm tôn cuộn thành loa lên tiếng tố cáo. Tin địch đầu độc tù nhân đã được lan truyền khắp nơi, khiên dân chúng phẫn nộ biểu tình ở nhiều địa phương.Vụ việc gây nên làn sóng căm phẫn không chỉ trong nước mà cả thế giới, cuối cùng nhà tù Phú Lợi buộc phải giải tán vào năm 1964.Từ đó hệ thống trại giam chuyển thành tiểu khu quân sự của Mỹ - chính quyền Sài Gòn cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975.Với giá trị lịch sử to lớn và ý nghĩa chính trị quan trọng, khu di tích nhà tù Phú Lợi đã được nhà nước công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1980.Năm 1995, vào dịp kỷ niệm 37 năm ngày đoàn kết, bất khuất đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân Phú Lợi, di tích đã được trùng tu, tôn tạo thành công viên cây xanh, làm nơi tham quan giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.Một bức tượng bằng đồng cao 3,5m của cố tác giả điêu khắc Diệp Minh Châu đã được dựng, thể hiện sự đau thương trong ngày xảy ra vụ đầu độc và nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của tù nhân Phú Lợi năm xưa.Ngày nay, di tích là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ở Bình Dương.
Nằm cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3 km, nhà tù Phú Lợi là một di tích lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ.
Nhà tù được xây dựng từ giữa năm 1957, ngay bên một khu căn cứ quân sự với tổng diện tích khoảng 12 ha, trong bối cảnh Mỹ - Diệm tăng cường các hoạt động đàn áp, bắt bớ lực lượng cách mạng sau Hiệp định Geneve.
Nhà tù được chia làm nhiều khu vực: khu hành chánh, khu gia đình binh sĩ và khu An Trí Viện – thực chất là trại giam. Khu trại giam gồm có 3 trại: Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa. Cả 3 trại có 9 phòng giam đánh dấu A,B,C,D,…
Mỗi trại ngăn cách nhau bằng các bức tường kẽm gai dày đặc.
Bao quanh 3 trại là 2 bức tường cao, có mấy lớp kẽm gai, hệ thống đèn điện chiếu sáng vào ban đêm, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài.
Ở giữa trại giam có nhà vòm cao để quan sát toàn khu trại.
Xung quanh khu nhà giam có 4 lô cốt được canh phòng nghiêm ngặt.
Số tù nhân được đưa về nhà tù Phú Lợi đợt đầu tiên có 4 nữ và khoảng 100 nam, đến cuối năm 1957 tăng lên 3.000 tù nhân.
Đến cuối năm 1958, số tù nhân lên đến gần 6.000 người, trong đó có 1.000 tù nhân là nữ.
Chế độ khắc nghiệt của nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác ở miền Nam lúc bấy giờ. Tù nhân phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện vệ sinh, y tế tồi tệ, chế độ lao động khổ sai nặng nề. Nhiều tù nhân cốt cán phải nằm xà lim, chuồng cọp, thường xuyên bị tra tấn dã man…
Bọn cai ngục ở nơi đây còn đặt ra “24 điều cấm” rất khắc nghiệt để lấy cớ bạo hành tù nhân. Những tên “chúa ngục” nổi tiếng gian ác như Nguyễn Văn Bông, Trần Vĩnh Đắc, Hồ Văn Tần… đã lưu danh cùng lịch sử nhà thờ.
Vào ngày 30/11/1958, với ý đồ thủ tiêu các tù nhân loại A (loại nguy hiểm nhất, theo cách phân loại của nhà tù), bọn quản ngục đã trộn thuốc độc vào bánh mỳ và cấp phát cho tù nhân, khiến hàng trăm người bị ngộ độc chết.
Tổ chức Đảng trong trại giam quyết định tổ chức đấu tranh công khai bằng các hình thức như tung nóc nhà giam, chiếm đài phát thanh, dùng các tấm tôn cuộn thành loa lên tiếng tố cáo. Tin địch đầu độc tù nhân đã được lan truyền khắp nơi, khiên dân chúng phẫn nộ biểu tình ở nhiều địa phương.
Vụ việc gây nên làn sóng căm phẫn không chỉ trong nước mà cả thế giới, cuối cùng nhà tù Phú Lợi buộc phải giải tán vào năm 1964.
Từ đó hệ thống trại giam chuyển thành tiểu khu quân sự của Mỹ - chính quyền Sài Gòn cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975.
Với giá trị lịch sử to lớn và ý nghĩa chính trị quan trọng, khu di tích nhà tù Phú Lợi đã được nhà nước công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1980.
Năm 1995, vào dịp kỷ niệm 37 năm ngày đoàn kết, bất khuất đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân Phú Lợi, di tích đã được trùng tu, tôn tạo thành công viên cây xanh, làm nơi tham quan giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.
Một bức tượng bằng đồng cao 3,5m của cố tác giả điêu khắc Diệp Minh Châu đã được dựng, thể hiện sự đau thương trong ngày xảy ra vụ đầu độc và nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của tù nhân Phú Lợi năm xưa.
Ngày nay, di tích là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ở Bình Dương.