Qua bao vật đổi sao dời, con đường đá xanh vẫn còn nguyên dáng vẻ của nó, xanh mát và đều chằn chặn, không cong vênh, gồ ghề. Đây cũng là nơi mưu sinh của biết bao con người trong làng. Điểm đặc biệt của ngôi làng này ngoài niên đại rất lâu đời còn là ngôi làng cực hiếm có con đường lát đá xanh làm thành một vạch xương sống vòng quanh làng. Ở những trục đường chính, được lát 4 viên gạch, còn những trục đường phụ chỉ có 2 viên.
Cổng làng Phù Lưu là nơi bắt đầu của con đường đá xanh chạy dọc suốt xung quanh làng
Từ xa xưa Phù Lưu đã hình thành một kiểu làng hoàn toàn khác biệt, làng trong phố, phố trong làng. Phố thì có nhiều ngôi nhà xây kiểu tây, sinh hoạt theo kiểu phố. Còn làng, có những ngôi nhà cổ, vẫn sinh hoạt theo kiểu làng.
Con đường lát đá xanh này do cụ Hoàng Thùy Chi, Tổng trấn Bắc Giang ngày xưa chỉ đạo khởi công xây dựng từ năm 1933 đến năm 1943 mới xong. Đến nay, dù bao thăng trầm của lịch sử nhưng con đường vẫn còn y nguyên.
Những ngôi nhà cổ giống Hà Nội xưa vẫn còn ở làng Phù Lưu.
Con đường đá xanh đặc biệt len lỏi vào sâu tận các ngóc ngách của làng.
Cũng từ ngôi làng này, sinh ra rất nhiều người con nổi tiếng làm rạng danh người dân nơi đây như: nhà báo Hoàng Tích Chu, người đã làm một cuộc cách tân làm thay đổi hẳn phong cách của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX; họa sỹ Hoàng Tích Chù, người đã nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh; nhà văn Kim Lân, nhà văn Nguyễn Địch Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng; nhà quay phim, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sỹ Hồ Bắc, họa sỹ Thành Chương, họa sỹ Nguyễn Thị Hiền. Dân ở đây hầu như không làm ruộng, ruộng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chủ yếu buôn bán. Phụ nữ Phù Lưu nổi tiếng buôn bán giỏi nuôi chồng nuôi con ăn học. Phù Lưu là làng có nhiều bố mẹ nuôi nhất nước, người nào trên 60 tuổi không có bố mẹ nuôi thì không phải là người làng Phù Lưu. Điều đặc biệt cuối cùng mà không nhiều người biết về Phù Lưu đó là đây chính là nguyên mẫu ngôi làng trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.
Qua bao vật đổi sao dời, con đường đá xanh vẫn còn nguyên dáng vẻ của nó, xanh mát và đều chằn chặn, không cong vênh, gồ ghề. Đây cũng là nơi mưu sinh của biết bao con người trong làng.
Điểm đặc biệt của ngôi làng này ngoài niên đại rất lâu đời còn là ngôi làng cực hiếm có con đường lát đá xanh làm thành một vạch xương sống vòng quanh làng. Ở những trục đường chính, được lát 4 viên gạch, còn những trục đường phụ chỉ có 2 viên.
Cổng làng Phù Lưu là nơi bắt đầu của con đường đá xanh chạy dọc suốt xung quanh làng
Từ xa xưa Phù Lưu đã hình thành một kiểu làng hoàn toàn khác biệt, làng trong phố, phố trong làng. Phố thì có nhiều ngôi nhà xây kiểu tây, sinh hoạt theo kiểu phố. Còn làng, có những ngôi nhà cổ, vẫn sinh hoạt theo kiểu làng.
Con đường lát đá xanh này do cụ Hoàng Thùy Chi, Tổng trấn Bắc Giang ngày xưa chỉ đạo khởi công xây dựng từ năm 1933 đến năm 1943 mới xong. Đến nay, dù bao thăng trầm của lịch sử nhưng con đường vẫn còn y nguyên.
Những ngôi nhà cổ giống Hà Nội xưa vẫn còn ở làng Phù Lưu.
Con đường đá xanh đặc biệt len lỏi vào sâu tận các ngóc ngách của làng.
Cũng từ ngôi làng này, sinh ra rất nhiều người con nổi tiếng làm rạng danh người dân nơi đây như: nhà báo Hoàng Tích Chu, người đã làm một cuộc cách tân làm thay đổi hẳn phong cách của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX; họa sỹ Hoàng Tích Chù, người đã nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh; nhà văn Kim Lân, nhà văn Nguyễn Địch Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng; nhà quay phim, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sỹ Hồ Bắc, họa sỹ Thành Chương, họa sỹ Nguyễn Thị Hiền.
Dân ở đây hầu như không làm ruộng, ruộng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chủ yếu buôn bán. Phụ nữ Phù Lưu nổi tiếng buôn bán giỏi nuôi chồng nuôi con ăn học.
Phù Lưu là làng có nhiều bố mẹ nuôi nhất nước, người nào trên 60 tuổi không có bố mẹ nuôi thì không phải là người làng Phù Lưu.
Điều đặc biệt cuối cùng mà không nhiều người biết về Phù Lưu đó là đây chính là nguyên mẫu ngôi làng trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.