Nằm trên một ngọn đồi cao của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 (thời vua Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205), người đã có công lãnh đạo dân tộc Chăm đương cự với ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.
Ngày nay, quần thể tháp còn lại 3 công trình quan trọng là tháp chính (tháp Kalan - cao 20,5m, ở giữa ảnh), tháp cổng (tháp Gopura - cao 9,31m, bên phải) và tháp lửa (tháp Kosaghra - cao 8,56m, bên phải). Tháp chính là nơi đặt bàn thờ và tượng vua Po Klong Garai. Tháp gồm một cửa chính để ra vào ở hướng Đông.
Không gian bên trong tháp chính.Tháp cổng (trái) là cổng chính dẫn lên quần thể tháp Chàm, trong khi tháp lửa (phải) được tượng trưng cho bếp lửa của nhà vua. Giữa tháp cổng và tháp chính có một khoảng sân được xây cao, là nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Trải qua thăng trầm của thời gian, các ngọn tháp vẫn còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái...Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các họa tiết gốm, đá với đủ loại hình các vị thần, hình đuôi rồng, hình lá...
Tất cả hoạ tiết chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
Có thể nói, quần thể tháp Po Klong Garai được tạo tác với trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao, xứng đáng được coi là báu vật mà vương quốc Chăm Pa để lại cho hậu thế.Bên cạnh giá trị nghệ thuật, ngôi đền tháp còn là nguồn tư liệu lịch sử quý với nhiều văn bản ghi lại công đức của vua Po Klong Garai được thể hiện trên các trụ cổng, bia đá...Di tích tháp Po Klong Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương. Hằng năm, người Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Po Klong Garai tại nơi đây.
Nằm trên một ngọn đồi cao của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 (thời vua Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205), người đã có công lãnh đạo dân tộc Chăm đương cự với ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.
Ngày nay, quần thể tháp còn lại 3 công trình quan trọng là tháp chính (tháp Kalan - cao 20,5m, ở giữa ảnh), tháp cổng (tháp Gopura - cao 9,31m, bên phải) và tháp lửa (tháp Kosaghra - cao 8,56m, bên phải).
Tháp chính là nơi đặt bàn thờ và tượng vua Po Klong Garai. Tháp gồm một cửa chính để ra vào ở hướng Đông.
Không gian bên trong tháp chính.
Tháp cổng (trái) là cổng chính dẫn lên quần thể tháp Chàm, trong khi tháp lửa (phải) được tượng trưng cho bếp lửa của nhà vua. Giữa tháp cổng và tháp chính có một khoảng sân được xây cao, là nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Trải qua thăng trầm của thời gian, các ngọn tháp vẫn còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái...
Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các họa tiết gốm, đá với đủ loại hình các vị thần, hình đuôi rồng, hình lá...
Tất cả hoạ tiết chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
Có thể nói, quần thể tháp Po Klong Garai được tạo tác với trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao, xứng đáng được coi là báu vật mà vương quốc Chăm Pa để lại cho hậu thế.
Bên cạnh giá trị nghệ thuật, ngôi đền tháp còn là nguồn tư liệu lịch sử quý với nhiều văn bản ghi lại công đức của vua Po Klong Garai được thể hiện trên các trụ cổng, bia đá...
Di tích tháp Po Klong Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương. Hằng năm, người Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Po Klong Garai tại nơi đây.