Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại), còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km. Đây là ngôi tháp Chàm duy nhất ở Việt Nam không được xây dựng trên những ngọn đồi cao trống trải mà lại nằm dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp. Đây cũng chính là ngọn tháp Chàm duy nhất được tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên.
Tháp cao 9m, được xây bằng gạch nung không có mạch vữa trên nền hình vuông, mỗi chiều 5m. Tháp chỉ có một cửa ra vào duy nhất ở mặt phía Đông, ba mặt còn lại là cửa giả. Trong tháp không trang trí gì và không có tượng thờ.Phần đỉnh của tháp thon vút hình búp hoa, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ, thường có cấu trúc phức tạp hơn.
Trên đỉnh tháp có lỗ trống để đón ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống vào giờ chính Ngọ.
Các tài liệu khảo cổ học cho thấy, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, tương ứng với triều đại vua Chăm lúc đó là Jaya Sinhavarman III, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước Đại Việt ở phía Bắc. Tháp được xây để thờ thần Siva, vị thần tượng trưng cho sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc theo tín ngưỡng của người Chăm.
Tháp Yang Prong là minh chứng rõ nét cho sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên trong lịch sử. Hiện nay người Chăm không còn sinh sống ở Tây Nguyên. Sự biến mất của họ ở khu vực này vẫn là một ẩn số với giới nghiên cứu lịch sử.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tháp Yang Prong đã bị đánh mìn một lần và hư hỏng nhiều. Tòa tháp hiện tại đã được tu bổ để khôi phục lại gần với kiến trúc nguyên trạng.
Sau nhiều thập niên, tháp Yang Prong đã biến thành điểm hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng người dân tộc Kinh di cư lên Tây Nguyên. Bên trong tháp hiện được bài trí như một ngôi miếu ở các vùng đồng bằng Việt Nam.
Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại), còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km.
Đây là ngôi tháp Chàm duy nhất ở Việt Nam không được xây dựng trên những ngọn đồi cao trống trải mà lại nằm dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp. Đây cũng chính là ngọn tháp Chàm duy nhất được tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên.
Tháp cao 9m, được xây bằng gạch nung không có mạch vữa trên nền hình vuông, mỗi chiều 5m. Tháp chỉ có một cửa ra vào duy nhất ở mặt phía Đông, ba mặt còn lại là cửa giả. Trong tháp không trang trí gì và không có tượng thờ.
Phần đỉnh của tháp thon vút hình búp hoa, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ, thường có cấu trúc phức tạp hơn.
Trên đỉnh tháp có lỗ trống để đón ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống vào giờ chính Ngọ.
Các tài liệu khảo cổ học cho thấy, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, tương ứng với triều đại vua Chăm lúc đó là Jaya Sinhavarman III, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước Đại Việt ở phía Bắc.
Tháp được xây để thờ thần Siva, vị thần tượng trưng cho sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc theo tín ngưỡng của người Chăm.
Tháp Yang Prong là minh chứng rõ nét cho sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên trong lịch sử. Hiện nay người Chăm không còn sinh sống ở Tây Nguyên. Sự biến mất của họ ở khu vực này vẫn là một ẩn số với giới nghiên cứu lịch sử.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tháp Yang Prong đã bị đánh mìn một lần và hư hỏng nhiều. Tòa tháp hiện tại đã được tu bổ để khôi phục lại gần với kiến trúc nguyên trạng.
Sau nhiều thập niên, tháp Yang Prong đã biến thành điểm hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng người dân tộc Kinh di cư lên Tây Nguyên. Bên trong tháp hiện được bài trí như một ngôi miếu ở các vùng đồng bằng Việt Nam.