Nhắc đến Tử Cấm Thành (Cố Cung), Trung Quốc, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những cung, điện, lâu các nguy nga lộng lẫy không đếm xuể, những đường hành lang dài đến bất tận.
Nhìn từ bố cục của kiến trúc Cố Cung có thể chia thành hai phần: Ngoại triều (tiền triều) và nội đình (hậu cung). Tiền triều: Kiến trúc trung tâm của tiền triều gồm ba đại điện. Đầu tiên là điện Thái Hòa (trước gọi là Phụng Thiên). Đây là điện quan trọng nhất , diện tích xây dựng lớn nhất, đồng thời quy cách cũng cao nhất. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ trang trọng.Phía sau điện Thái Hòa là điện Trung Hòa (trước gọi là Hoa Cái) là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ.Sau cùng là điện Bảo Hòa (trước gọi là điện Cẩn Thân) là nơi tập rượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử.
Ba đại điện nằm xuyên suốt trên một trục thẳng nam bắc, hai bên trái phải đều có điện Văn Hoa, Võ Anh đối xứng nghiêm ngặt. (Trong hình là điện Văn Hoa, Võ Anh đối xứng hai bên đại điện).
Nội đình (hậu cung): Hậu cung gồm cung Càn Thanh, điện Giao Thái, cung Khôn Ninh.
Cung Càn Thanh là chính điện của hậu cung, là nơi xử lý chính vụ và tẩm cung của hoàng đế triều Minh. Theo " Kinh dịch" thì chữ " Càn nghĩa là Trời". Cung Càn Thanh sau khi được xây xong vào năm thứ 18 Minh Vĩnh Lạc, tức năm 1420 đã nhiều lần bị thiêu rụi. Cung hiện nay được xây lại vào thời Gia Khánh, triều Thanh.
Cung Khôn Ninh, theo "Chu dịch" chữ "khôn" nghĩa là đất. Sau khi được xây dựng vào năm thứ 18 Vĩnh Lạc triều Minh (tức năm 1420) hai lần bị hỏa hoạn vào năm thứ 9 Chính Đức (tức năm 1514) và năm thứ 24 Vạn Lịch (tức năm 1596). Đến năm thứ 2 Thuận Trị ( tức năm 1645) tiến hành trùng tân. Đến năm thứ 12 Thuận Trị (tức năm 1655) mô phỏng theo cung Thanh Ninh ở Thịnh Kinh (nay là Thẩm Dương) trùng tân lại lần nữa. Đến đời Gia Khánh khi cung Càn Thanh bị cháy, cung Khôn Ninh cũng bị cháy rụi và sau này được trùng tu lại. Điện Giao Thái nằm giữa cung Càn Thanh và cung Khôn Ninh. Nếu cung Càn Thanh thuộc dương thì cung Khôn Ninh đại diện cho âm. Điện Giao Thái ở giữa ý muốn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa âm dương, thiên địa hợp bích. Điện được xây dựng vào đời Gia Tĩnh nhà Minh và được trùng tu hai lần vào năm thứ 12 Thuận Trị tức năm 1655, năm thứ 8 Khang Hi tức năm 1669. Vào thời Gia Khánh nhà Thanh, điện Giao Thái cũng bị thiêu rụi và sau được xây lại. Đây là nơi cất giữ 25 bảo tỉ của triều Thanh, sau đời Càn Long thì điện này không được dùng nữa. Hai bên trục chính theo chiều dọc bình hành là 6 cung gọi chung là Đông, Tây lục cung (tổng cộng 12 cung). Đây là nơi các hậu phi của hoàng đế sinh sống. Khi mới xây dựng được gọi là cung TrườngThọ, cung Trường Ninh, cung Vĩnh An, cung Vĩnh Ninh, cung Trường Dương và cung Hàm Dương. Năm thứ 14 Gia Tĩnh đổi thành cung Diên Kì, cung Cảnh Nhân, cung Vĩnh Hòa, cung Thừa Càn, cung Cảnh Dương và cung Trung Túy. Đông, Tây lục cung chiếm hơn 30 nghìn m2. Phân bố ngay ngắn và chặt chẽ, giữa khu của các cung hai hướng nam bắc đều có hai đường phố dài, tục xưng là Nhất Thành nhai và Nhị Thành nhai. Các đường đi, các dãy hành lang chằng chịt ngang dọc nối liền với nhau ở hai hướng đông tây. Ngõ thì có cửa ngõ, phố có cửa phố, ngay ngắn rõ ràng tạo thành 12 khoảng sân độc lập. Nếu lấy cung Càn Thanh và Khôn Ninh làm trung tâm làm hướng ngang để xếp, Đông, Tây lục cung sẽ đảm bảo được sự đối xứng về hướng dọc, vô cùng ăn ý. Sự phối hợp giữa tiền điện và hậu tẩm ở mỗi cung tạo thành thế đối xứng nghiêm ngặt, số gian, số mái ở 12 cung đều đồng nhất.Diện tích một cung rộng khoảng 2.500m2, vuông vắn, xung quanh đều có tường cao. Bố trí theo kiến trúc tam hợp viện nhị cấp, trước là điện, sau là hậu tẩm, đông tây tương xứng, tường cao sân sâu, canh chừng cẩn mật. Ảnh: Trong hình là khoảng sân giữa tiền điện và hậu tẩm.
Trước hậu tẩm của các cung đều có giếng nước. Ở 6 cung phía tây nằm bên trái, 6 cung phía đông đều bên phải. Sự đối xứng nghiêm ngặt trong tổng thể kiến trúc tạo ra sự ngay ngắn, quy phạm, uy nghiêm và hoành tráng cho Đông, Tây lục cung. Ảnh: Trong hình là khu giếng trong sân trước hậu tẩm.
Về nghệ thuật tạo hình cũng vô cùng đặc sắc, sử dụng hình thức truyền thống mái cong đấu củng. Mái được trang trí bằng ngói lưu li màu vàng, nguy nga lộng lẫy. Dưới mái hiên và song cửa sổ được điểm tranh kim thái, vẽ long vẽ phượng, sống động như thật. Cửa trước của các cung đều xây một bức tường lưu li, vừa tạo sự kín đáo cho nội cung, vừa tạo cảm giác thâm nghiêm huyền bí. Tiếc là thời Gia Khánh nhà Thanh, Tây lục cung đã bị chỉnh sửa lại quy mô nên đã phá hỏng mất sự đối xứng chặt chẽ vốn có. Ngoài ra ở hậu cung còn có Càn Đông, Tây ngũ sở, đây là nơi ở của các hoàng tử. Ảnh: Trong hình là một góc Đông ngũ sở.
Hoàng thái hậu sống trong cung Từ Ninh, cung Thọ Khang, cung Thọ An. Hoàng Thái Thượng sống ở cung Ninh Thọ. Ảnh: Trong hình là cung Từ Ninh hiện nay.
Ngoài cung, điện ra còn có khu Tây Uyển Hoàng Gia hiện nay là Nam Hải và Bắc Hải. Ở đây gồm ngự hoa viên, vườn thú, sân khấu kịch, khu tàng thư, khu vui chơi giải trí văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo… Ảnh: Trong hình là một góc Ngự Hoa viên ngày nay.
Nhắc đến Tử Cấm Thành (Cố Cung), Trung Quốc, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những cung, điện, lâu các nguy nga lộng lẫy không đếm xuể, những đường hành lang dài đến bất tận.
Nhìn từ bố cục của kiến trúc Cố Cung có thể chia thành hai phần: Ngoại triều (tiền triều) và nội đình (hậu cung).
Tiền triều: Kiến trúc trung tâm của tiền triều gồm ba đại điện. Đầu tiên là điện Thái Hòa (trước gọi là Phụng Thiên). Đây là điện quan trọng nhất , diện tích xây dựng lớn nhất, đồng thời quy cách cũng cao nhất. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ trang trọng.
Phía sau điện Thái Hòa là điện Trung Hòa (trước gọi là Hoa Cái) là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ.
Sau cùng là điện Bảo Hòa (trước gọi là điện Cẩn Thân) là nơi tập rượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử.
Ba đại điện nằm xuyên suốt trên một trục thẳng nam bắc, hai bên trái phải đều có điện Văn Hoa, Võ Anh đối xứng nghiêm ngặt. (Trong hình là điện Văn Hoa, Võ Anh đối xứng hai bên đại điện).
Nội đình (hậu cung): Hậu cung gồm cung Càn Thanh, điện Giao Thái, cung Khôn Ninh.
Cung Càn Thanh là chính điện của hậu cung, là nơi xử lý chính vụ và tẩm cung của hoàng đế triều Minh. Theo " Kinh dịch" thì chữ " Càn nghĩa là Trời". Cung Càn Thanh sau khi được xây xong vào năm thứ 18 Minh Vĩnh Lạc, tức năm 1420 đã nhiều lần bị thiêu rụi. Cung hiện nay được xây lại vào thời Gia Khánh, triều Thanh.
Cung Khôn Ninh, theo "Chu dịch" chữ "khôn" nghĩa là đất. Sau khi được xây dựng vào năm thứ 18 Vĩnh Lạc triều Minh (tức năm 1420) hai lần bị hỏa hoạn vào năm thứ 9 Chính Đức (tức năm 1514) và năm thứ 24 Vạn Lịch (tức năm 1596). Đến năm thứ 2 Thuận Trị ( tức năm 1645) tiến hành trùng tân. Đến năm thứ 12 Thuận Trị (tức năm 1655) mô phỏng theo cung Thanh Ninh ở Thịnh Kinh (nay là Thẩm Dương) trùng tân lại lần nữa. Đến đời Gia Khánh khi cung Càn Thanh bị cháy, cung Khôn Ninh cũng bị cháy rụi và sau này được trùng tu lại.
Điện Giao Thái nằm giữa cung Càn Thanh và cung Khôn Ninh. Nếu cung Càn Thanh thuộc dương thì cung Khôn Ninh đại diện cho âm. Điện Giao Thái ở giữa ý muốn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa âm dương, thiên địa hợp bích. Điện được xây dựng vào đời Gia Tĩnh nhà Minh và được trùng tu hai lần vào năm thứ 12 Thuận Trị tức năm 1655, năm thứ 8 Khang Hi tức năm 1669. Vào thời Gia Khánh nhà Thanh, điện Giao Thái cũng bị thiêu rụi và sau được xây lại. Đây là nơi cất giữ 25 bảo tỉ của triều Thanh, sau đời Càn Long thì điện này không được dùng nữa.
Hai bên trục chính theo chiều dọc bình hành là 6 cung gọi chung là Đông, Tây lục cung (tổng cộng 12 cung). Đây là nơi các hậu phi của hoàng đế sinh sống. Khi mới xây dựng được gọi là cung TrườngThọ, cung Trường Ninh, cung Vĩnh An, cung Vĩnh Ninh, cung Trường Dương và cung Hàm Dương. Năm thứ 14 Gia Tĩnh đổi thành cung Diên Kì, cung Cảnh Nhân, cung Vĩnh Hòa, cung Thừa Càn, cung Cảnh Dương và cung Trung Túy. Đông, Tây lục cung chiếm hơn 30 nghìn m2. Phân bố ngay ngắn và chặt chẽ, giữa khu của các cung hai hướng nam bắc đều có hai đường phố dài, tục xưng là Nhất Thành nhai và Nhị Thành nhai.
Các đường đi, các dãy hành lang chằng chịt ngang dọc nối liền với nhau ở hai hướng đông tây. Ngõ thì có cửa ngõ, phố có cửa phố, ngay ngắn rõ ràng tạo thành 12 khoảng sân độc lập.
Nếu lấy cung Càn Thanh và Khôn Ninh làm trung tâm làm hướng ngang để xếp, Đông, Tây lục cung sẽ đảm bảo được sự đối xứng về hướng dọc, vô cùng ăn ý. Sự phối hợp giữa tiền điện và hậu tẩm ở mỗi cung tạo thành thế đối xứng nghiêm ngặt, số gian, số mái ở 12 cung đều đồng nhất.
Diện tích một cung rộng khoảng 2.500m2, vuông vắn, xung quanh đều có tường cao. Bố trí theo
kiến trúc tam hợp viện nhị cấp, trước là điện, sau là hậu tẩm, đông tây tương xứng, tường cao sân sâu, canh chừng cẩn mật. Ảnh: Trong hình là khoảng sân giữa tiền điện và hậu tẩm.
Trước hậu tẩm của các cung đều có giếng nước. Ở 6 cung phía tây nằm bên trái, 6 cung phía đông đều bên phải. Sự đối xứng nghiêm ngặt trong tổng thể kiến trúc tạo ra sự ngay ngắn, quy phạm, uy nghiêm và hoành tráng cho Đông, Tây lục cung. Ảnh: Trong hình là khu giếng trong sân trước hậu tẩm.
Về nghệ thuật tạo hình cũng vô cùng đặc sắc, sử dụng hình thức truyền thống mái cong đấu củng. Mái được trang trí bằng ngói lưu li màu vàng, nguy nga lộng lẫy.
Dưới mái hiên và song cửa sổ được điểm tranh kim thái, vẽ long vẽ phượng, sống động như thật.
Cửa trước của các cung đều xây một bức tường lưu li, vừa tạo sự kín đáo cho nội cung, vừa tạo cảm giác thâm nghiêm huyền bí. Tiếc là thời Gia Khánh nhà Thanh, Tây lục cung đã bị chỉnh sửa lại quy mô nên đã phá hỏng mất sự đối xứng chặt chẽ vốn có.
Ngoài ra ở hậu cung còn có Càn Đông, Tây ngũ sở, đây là nơi ở của các hoàng tử. Ảnh: Trong hình là một góc Đông ngũ sở.
Hoàng thái hậu sống trong cung Từ Ninh, cung Thọ Khang, cung Thọ An. Hoàng Thái Thượng sống ở cung Ninh Thọ. Ảnh: Trong hình là cung Từ Ninh hiện nay.
Ngoài cung, điện ra còn có khu Tây Uyển Hoàng Gia hiện nay là Nam Hải và Bắc Hải. Ở đây gồm ngự hoa viên, vườn thú, sân khấu kịch, khu tàng thư, khu vui chơi giải trí văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo… Ảnh: Trong hình là một góc Ngự Hoa viên ngày nay.