Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng 8,3kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ 8 (1827). Sau khi đúc, ấn được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân (thay thế cho ấn Phong tặng chi bảo được dùng trước đó). Ấn trong ảnh là bản sao tỷ lệ 1/1 của ấn gốc, được làm bằng gốm thếp vàng, trưng bày tại điện Thái Hòa (Đại Nội Huế). Ấn Văn lý mật sát bằng vàng, đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này được dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào những chỗ giáp nhau của hai tờ văn bản quan trọng.
Ấn Bảo Đại thần hàn bằng vàng, đúc vào niên hiệu Bảo Đại nguyên niên (1926). Đây là ấn của vua Bảo Đại, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).
Ấn Hoàng Tông Tuyên Hoàng đế chi bảo bằng bạc mạ vàng, đúc vào niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925). Sau khi vua Khải Định mất, chiếc ấn này dùng để dâng miếu hiệu, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).
Ấn Từ Dũ Hoàng Thái hậu chi bảo đúc bằng vàng, niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ Dũ là Thái Hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm Nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn hôn cho Hoàng Thái hậu Từ Dũ vào năm 1885.
Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, đúc vào thời Thành Thái, Duy Tân, khoảng cuối năm 1906 đến giữa năm 1907. Đây là ấn của Từ Minh Huệ hoàng hậu (mẹ của vua Thành Thái).
Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác.
Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng. Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Giản Tông Nghị hoàng đế là miếu hiệu của vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc mất, vua Hàm Nghi chi thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thánh Thái thứ nhất (1889). Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh. Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng 8,3kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ 8 (1827). Sau khi đúc, ấn được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân (thay thế cho ấn Phong tặng chi bảo được dùng trước đó). Ấn trong ảnh là bản sao tỷ lệ 1/1 của ấn gốc, được làm bằng gốm thếp vàng, trưng bày tại điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
Ấn Văn lý mật sát bằng vàng, đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này được dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào những chỗ giáp nhau của hai tờ văn bản quan trọng.
Ấn Bảo Đại thần hàn bằng vàng, đúc vào niên hiệu Bảo Đại nguyên niên (1926). Đây là ấn của vua Bảo Đại, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).
Ấn Hoàng Tông Tuyên Hoàng đế chi bảo bằng bạc mạ vàng, đúc vào niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925). Sau khi vua Khải Định mất, chiếc ấn này dùng để dâng miếu hiệu, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).
Ấn Từ Dũ Hoàng Thái hậu chi bảo đúc bằng vàng, niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ Dũ là Thái Hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm Nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn hôn cho Hoàng Thái hậu Từ Dũ vào năm 1885.
Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, đúc vào thời Thành Thái, Duy Tân, khoảng cuối năm 1906 đến giữa năm 1907. Đây là ấn của Từ Minh Huệ hoàng hậu (mẹ của vua Thành Thái).
Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác.
Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng. Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Giản Tông Nghị hoàng đế là miếu hiệu của vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc mất, vua Hàm Nghi chi thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, dùng để thờ trong Thế Miếu.
Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thánh Thái thứ nhất (1889). Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh. Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, dùng để thờ trong Thế Miếu.