Tọa lạc ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ.Chùa do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835, ban đầu chỉ là một am nhỏ. Qua nhiều đời sư trụ trì, chùa được sửa sang và trùng tu để trở nên rộng lớn hơn và khang trang như ngày nay.Lối lên chùa dốc thoai thoải, quanh co theo triền đồi, được che phủ bởi bóng cây xanh mát.Quần thể kiến trúc của chùa gồm nhiều am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá tự nhiên rộng hơn 4 ha.Chính điện của chùa nằm trên một khu đất rộng bằng phẳng, dựa lưng vào các phiến đá lớn.Nhiều điện, am thờ của chùa được xây giữa những tảng đá to, hoặc trong các hang đá tự nhiên.Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch.Vách đá quanh các am, điện được vẽ những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật và các chư vị Bồ Tát.Gác chuông chùa Cổ Thạch.Trên mỏm núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.Tại đây có một đỉnh núi gọi là đỉnh Linh Thứu, dựa theo tên gọi một đỉnh núi thiêng trong điển tích Phật giáo.Từ đỉnh Linh Thứu có thể quan sát cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của vùng biển Cổ Thạch.Vườn tháp tổ của chùa có diện tích khá rộng, với nhiều ngọn tháp được xây dựng công phu.Tất cả các công trình của chùa Cổ Thạch được sơn những màu sắc rực rỡ, vui tươi.Bãi biển Cổ Thạch ở cạnh chùa còn khá hoang sơ, có nhiều bãi đá hình thù lạ mắt.Vào năm 1993, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam.Một số hình ảnh khác về chùa Cổ Thạch.
Tọa lạc ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ.
Chùa do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835, ban đầu chỉ là một am nhỏ. Qua nhiều đời sư trụ trì, chùa được sửa sang và trùng tu để trở nên rộng lớn hơn và khang trang như ngày nay.
Lối lên chùa dốc thoai thoải, quanh co theo triền đồi, được che phủ bởi bóng cây xanh mát.
Quần thể kiến trúc của chùa gồm nhiều am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá tự nhiên rộng hơn 4 ha.
Chính điện của chùa nằm trên một khu đất rộng bằng phẳng, dựa lưng vào các phiến đá lớn.
Nhiều điện, am thờ của chùa được xây giữa những tảng đá to, hoặc trong các hang đá tự nhiên.
Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch.
Vách đá quanh các am, điện được vẽ những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật và các chư vị Bồ Tát.
Gác chuông chùa Cổ Thạch.
Trên mỏm núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tại đây có một đỉnh núi gọi là đỉnh Linh Thứu, dựa theo tên gọi một đỉnh núi thiêng trong điển tích Phật giáo.
Từ đỉnh Linh Thứu có thể quan sát cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của vùng biển Cổ Thạch.
Vườn tháp tổ của chùa có diện tích khá rộng, với nhiều ngọn tháp được xây dựng công phu.
Tất cả các công trình của chùa Cổ Thạch được sơn những màu sắc rực rỡ, vui tươi.
Bãi biển Cổ Thạch ở cạnh chùa còn khá hoang sơ, có nhiều bãi đá hình thù lạ mắt.
Vào năm 1993, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về chùa Cổ Thạch.