Đồi cát Bay ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết là một địa danh được ví như "sa mạc Sahara của Việt Nam". Thật ngạc nhiên là ngay cạnh "sa mạc" này lại có một hồ nước rộng mênh mông: Hồ Bàu Trắng.Theo lời kể của người dân địa phương, hồ nước bên sa mạc - Bàu Trắng vốn là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua.Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần, gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Trong tiếng địa phương "bàu" nghĩa là hồ nước.Sử liệu cũ ghi rằng, năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là "Bạch Hồ". "Bạch Hồ" bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng.Trong hai hồ nước tạo thành Bàu Trắng, Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông, với diện tích 70ha, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình là 5m. Nơi sâu nhất của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa, càng về phía bờ, nước càng cạn dần.Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen. Sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.Hệ sinh vật ở Bàu Trắng rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá trê, cá trắm cỏ… cùng nhiều loài cây bản địa.Sự tồn tại của hồ Bàu Trắng bên vùng đồi cát rộng mênh mông đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên với hai sắc thái đối lập, độc nhất vô nhị ở Việt Nam.Ngày nay, hồ Bàu Trắng và đồi cát Bay ở Mũi Né đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng mà bất cứ ai cũng phải ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất này.
Đồi cát Bay ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết là một địa danh được ví như "sa mạc Sahara của Việt Nam". Thật ngạc nhiên là ngay cạnh "sa mạc" này lại có một hồ nước rộng mênh mông: Hồ Bàu Trắng.
Theo lời kể của người dân địa phương, hồ nước bên sa mạc - Bàu Trắng vốn là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua.
Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần, gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Trong tiếng địa phương "bàu" nghĩa là hồ nước.
Sử liệu cũ ghi rằng, năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là "Bạch Hồ". "Bạch Hồ" bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng.
Trong hai hồ nước tạo thành Bàu Trắng, Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông, với diện tích 70ha, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình là 5m. Nơi sâu nhất của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa, càng về phía bờ, nước càng cạn dần.
Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen. Sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.
Hệ sinh vật ở Bàu Trắng rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá trê, cá trắm cỏ… cùng nhiều loài cây bản địa.
Sự tồn tại của hồ Bàu Trắng bên vùng đồi cát rộng mênh mông đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên với hai sắc thái đối lập, độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Ngày nay, hồ Bàu Trắng và đồi cát Bay ở Mũi Né đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng mà bất cứ ai cũng phải ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất này.