Nằm trong Hoàng thành Huế, hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan nổi tiếng của mảnh đất cố đô được kiến tạo dưới triều Nguyễn.Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Đến thời Minh Mạng, triều Nguyễn đã huy động binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến hồ này thành chốn tiêu dao, giải trí.Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m, trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Theo sử sách ghi lại, hồ được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch, bốn mặt có bốn cửa tượng trưng cho 4 mùa. Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại hoa cỏ lạ, dưới hồ trồng sen trắng.Đảo Bồng Lai ở phía Nam hồ là đảo lớn và quan trọng nhất. Trên đảo có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như điện Bồng Doanh, nhà Thủy tạ Thanh Tâm, lầu Trừng Luyện. Đảo được nối với bờ bằng các cây cầu Bồng Doanh và cầu Hồng Cừ. Các công trình này ngày nay đều không còn.Đảo Phương Trượng và đảo Doanh Châu dó diện tích nhỏ hơn, cũng được xây dựng nhiều công trình như gác Nam Huân, nhà Hạo Nhiên, hiên Dưỡng Tính, đình Tứ Đạt, nhà tạ Thanh Tước, nhà Khúc Tạ... cùng các cầu nối với bờ.Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, tinh mỹ, hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ 19.Dưới thời vua Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh.Cảnh đẹp của hồ Tịnh Tâm đã tạo nguồn thi hứng và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức...Nổi bật nhất là bài "Tịnh hồ hạ hứng", nằm trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh của vua Thiệu Trị. Bài thơ này cùng với phong cảnh hồ Tịnh Tâm được vẽ vào tranh gương để treo ở các cung điện.Đáng tiếc rằng ngày nay cảnh quan của hồ Tịnh Tâm đã biến dạng hoàn toàn so với thuở xưa. Phần lớn các công trình quan trọng của hồ đều đã không còn.Đưa hồ Tịnh trở lại vị thế một danh thắng của Huế là tâm tư của nhiều người dân đất cố đô.
Nằm trong Hoàng thành Huế, hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan nổi tiếng của mảnh đất cố đô được kiến tạo dưới triều Nguyễn.
Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Đến thời Minh Mạng, triều Nguyễn đã huy động binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến hồ này thành chốn tiêu dao, giải trí.
Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m, trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Theo sử sách ghi lại, hồ được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch, bốn mặt có bốn cửa tượng trưng cho 4 mùa. Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại hoa cỏ lạ, dưới hồ trồng sen trắng.
Đảo Bồng Lai ở phía Nam hồ là đảo lớn và quan trọng nhất. Trên đảo có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như điện Bồng Doanh, nhà Thủy tạ Thanh Tâm, lầu Trừng Luyện. Đảo được nối với bờ bằng các cây cầu Bồng Doanh và cầu Hồng Cừ. Các công trình này ngày nay đều không còn.
Đảo Phương Trượng và đảo Doanh Châu dó diện tích nhỏ hơn, cũng được xây dựng nhiều công trình như gác Nam Huân, nhà Hạo Nhiên, hiên Dưỡng Tính, đình Tứ Đạt, nhà tạ Thanh Tước, nhà Khúc Tạ... cùng các cầu nối với bờ.
Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, tinh mỹ, hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ 19.
Dưới thời vua Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh.
Cảnh đẹp của hồ Tịnh Tâm đã tạo nguồn thi hứng và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức...
Nổi bật nhất là bài "Tịnh hồ hạ hứng", nằm trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh của vua Thiệu Trị. Bài thơ này cùng với phong cảnh hồ Tịnh Tâm được vẽ vào tranh gương để treo ở các cung điện.
Đáng tiếc rằng ngày nay cảnh quan của hồ Tịnh Tâm đã biến dạng hoàn toàn so với thuở xưa. Phần lớn các công trình quan trọng của hồ đều đã không còn.
Đưa hồ Tịnh trở lại vị thế một danh thắng của Huế là tâm tư của nhiều người dân đất cố đô.