Thành nằm ở phường Hải Đình, trung tâm thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, thành cổ Đồng Hới là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của mảnh đất Quảng Bình. Ảnh: Cổng Bắc thành Đồng Hới.Thành được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 10 (1812) trên mảnh đất năm xưa chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho dựng luỹ Trấn Ninh và đồn Động Hải (1774) trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.Lúc đầu thành được xây bằng đất, đến đời vua Minh Mạng được kỹ sư Pháp thiết kế lại và xây bằng gạch vào năm 1824 theo kiến trúc Vauban, mang dáng dấp thành lũy quân sự phương Tây với hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ xen kẽ. Ảnh: Cổng Đông thành Đồng Hới.Chu vi thành dài khoảng 1.860m, cao khoảng 4m, mặt thành rộng 1,35m, móng dày 2m, mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn ở các hường Bắc, Nam, Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây cuốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn bắc qua hào.Ngoài thành, cách chân thành khoảng 5-6m là hào rộng khoảng 28m. Tường thành được xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát, không tô trát, gạch có độ nung cao, loại gạch to còn gọi là gạch vồ.Năm 1885, thực dân Pháp đánh miền Trung, thành Đồng Hới trở thành nơi phòng ngự, phản công của quan quân nhà Nguyễn. Ngày 19/7/1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới lần 2 và thành đã rơi vào tay Pháp.Trong phong trào Cần Vương, quân và dân Quảng Bình tham gia nghĩa quân do Nguyễn Phạm Tuân chỉ huy đã 3 lần đột nhập vào thành Đồng Hới vào tháng 1, 6, 8 năm 1886 tấn công binh lính Pháp, gây cho chúng nhiều tổn thất.Trong thời chống Pháp, thành Đồng Hới là nơi tụ nghĩa, tụ quân, là điểm hẹn của những con người dám sống, dám hy sinh vì Tổ quốc. Phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng trong thời kỳ Pháp thuộc.Sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, với mục đích san phẳng và huỷ diệt, biến nơi đây trở về thời kỳ đồ đá nhằm ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam, không quân Mỹ đã trút xuống Đồng Hới hàng vạn tấn bom đạn và phá huỷ một phần thành cổ.Mặc dù đã bị phá huỷ nhiều qua hai cuộc chiến tranh nhưng thành Đồng Hới vẫn bảo lưu được những yếu tố gốc cần thiết. Trong những năm gần đây, một số công trình tiêu biểu của thành đã được trùng tu, phục dựng gần với kiến trúc nguyên gốc.
Thành nằm ở phường Hải Đình, trung tâm thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, thành cổ Đồng Hới là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của mảnh đất Quảng Bình. Ảnh: Cổng Bắc thành Đồng Hới.
Thành được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 10 (1812) trên mảnh đất năm xưa chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho dựng luỹ Trấn Ninh và đồn Động Hải (1774) trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
Lúc đầu thành được xây bằng đất, đến đời vua Minh Mạng được kỹ sư Pháp thiết kế lại và xây bằng gạch vào năm 1824 theo kiến trúc Vauban, mang dáng dấp thành lũy quân sự phương Tây với hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ xen kẽ. Ảnh: Cổng Đông thành Đồng Hới.
Chu vi thành dài khoảng 1.860m, cao khoảng 4m, mặt thành rộng 1,35m, móng dày 2m, mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn ở các hường Bắc, Nam, Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây cuốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn bắc qua hào.
Ngoài thành, cách chân thành khoảng 5-6m là hào rộng khoảng 28m. Tường thành được xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát, không tô trát, gạch có độ nung cao, loại gạch to còn gọi là gạch vồ.
Năm 1885, thực dân Pháp đánh miền Trung, thành Đồng Hới trở thành nơi phòng ngự, phản công của quan quân nhà Nguyễn. Ngày 19/7/1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới lần 2 và thành đã rơi vào tay Pháp.
Trong phong trào Cần Vương, quân và dân Quảng Bình tham gia nghĩa quân do Nguyễn Phạm Tuân chỉ huy đã 3 lần đột nhập vào thành Đồng Hới vào tháng 1, 6, 8 năm 1886 tấn công binh lính Pháp, gây cho chúng nhiều tổn thất.
Trong thời chống Pháp, thành Đồng Hới là nơi tụ nghĩa, tụ quân, là điểm hẹn của những con người dám sống, dám hy sinh vì Tổ quốc. Phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng trong thời kỳ Pháp thuộc.
Sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, với mục đích san phẳng và huỷ diệt, biến nơi đây trở về thời kỳ đồ đá nhằm ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam, không quân Mỹ đã trút xuống Đồng Hới hàng vạn tấn bom đạn và phá huỷ một phần thành cổ.
Mặc dù đã bị phá huỷ nhiều qua hai cuộc chiến tranh nhưng thành Đồng Hới vẫn bảo lưu được những yếu tố gốc cần thiết. Trong những năm gần đây, một số công trình tiêu biểu của thành đã được trùng tu, phục dựng gần với kiến trúc nguyên gốc.