Thành Bản Phủ (còn gọi là thành Tam Vạn, thành Ba Vạn hay thành Sam Mứn) là một tòa thành cổ nằm giữa cánh đồng Mường Thanh, nay thuộc xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Phủ.Tòa thành được lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân vào những năm 1758 - 1762.Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên; hào sâu rộng 4-5 thước.Thành có 4 cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác... Tương truyền, trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được. Thành Bản Phủ là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18.Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc.Vừa xây dựng thành Bản Phủ, nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa mở rộng hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam đến tận Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá ngày nay.Tại khu vực Điện Biên, Hoàng Công Chất đã liên kết, phối hợp với hai tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh.Đến năm 1769, quân Trịnh tấn công Mường Thanh, xóa bỏ vùng cát cứ của Hoàng Công Toản (con Hoàng Công Chất), đánh úp và phá hủy thành Bản Phủ.Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người dân đã lập đền thờ bên trong tòa thành xưa.Ngôi đền đã trở thành một điểm địa điểm tâm linh quan trọng của Điện Biên, thu hút đông đảo du khách thập phương trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai Âm lịch hàng năm.
Thành Bản Phủ (còn gọi là thành Tam Vạn, thành Ba Vạn hay thành Sam Mứn) là một tòa thành cổ nằm giữa cánh đồng Mường Thanh, nay thuộc xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Phủ.
Tòa thành được lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân vào những năm 1758 - 1762.
Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên; hào sâu rộng 4-5 thước.
Thành có 4 cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác... Tương truyền, trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được.
Thành Bản Phủ là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18.
Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc.
Vừa xây dựng thành Bản Phủ, nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa mở rộng hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam đến tận Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá ngày nay.
Tại khu vực Điện Biên, Hoàng Công Chất đã liên kết, phối hợp với hai tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh.
Đến năm 1769, quân Trịnh tấn công Mường Thanh, xóa bỏ vùng cát cứ của Hoàng Công Toản (con Hoàng Công Chất), đánh úp và phá hủy thành Bản Phủ.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người dân đã lập đền thờ bên trong tòa thành xưa.
Ngôi đền đã trở thành một điểm địa điểm tâm linh quan trọng của Điện Biên, thu hút đông đảo du khách thập phương trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai Âm lịch hàng năm.