Nằm trên địa bàn ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung của TP Vinh, tỉnh Nghệ An, thành cổ Vinh là một chứng tích lịch sử ghi dấu nhiều biến động của xứ Nghệ. Ảnh: Tả Môn của thành cổ Vinh nhìn từ phía sau.Lịch sử tòa thành này bắt đầu vào năm 1803, khi Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm ở phía tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1804 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Đến năm 1831, vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vauban. Ảnh: Mặt trước Tả Môn.Về tổng thể, thành Vinh có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m2, bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Ảnh: Hữu Môn của thành Vinh.Lúc khởi công, Triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp thành phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền. Ảnh: Bảng tên của Tả Môn.Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa Tiền (Tiền Môn) là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để Vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và Tổng đốc ra vào. Cửa Tả (Tả Môn) hướng về phía Đông, Cửa Hữu (Hưu Môn) hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Ảnh: Tiền Môn của thành cổ Vinh.Bên trong thành, công trình lớn nhất là hành cung. Phía Đông Hành cung có dinh Thống đốc, phía Nam có dinh Bố chánh và Án sát, dinh Lãnh binh, dinh Đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía Tây có nhà giám binh người Pháp. Ảnh: Vọng gác trên Tiền Môn.Toàn bộ thành cổ Vinh được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh Thống đốc. Ảnh: Bản lề cổng thành Tả Môn.Trong 2 thế kỷ tồn tại, thành cổ Vinh là nơi đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng của vùng đất Nghệ Tĩnh. Ảnh: Cổng bằng gỗ của Tả Môn.Sau khi thành Vinh xây dựng được một thời gian ngắn, vào năm 1818, một thủ lĩnh nổi dậy là Hầu Tạo đã đưa nghĩa quân tiến vào trong thành làm cho triều đình nhà Nguyễn hoảng sợ. Cuộc nổi dậy này sau đó bị Tả quân Lê Văn Duyệt dập tắt. Ảnh: Mặt trước của Hữu Môn.Năm 1858, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, thành Vinh được tổng đốc Võ Trọng Bình củng cố sẵn sàng chống lại quân xâm lược Pháp nhưng triều đình nhà Nguyễn theo đối sách chủ hòa, ra lệnh điều Võ Trọng Bình đi nơi khác. Tháng 7/1885, quân Pháp đến đánh, sau mấy phát đại bác uy hiếp, thành Vinh dễ dàng thất thủ. Ảnh: Tả Môn nhìn từ mặt bên.Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành Vinh, nơi có nhà lao Vinh, lại chứng kiến sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của hàng trăm chiến sĩ Cộng sản và sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp. Ảnh: Bên trong Hữu Môn.Tối ngày 13/1/1941, Đội Cung - một sĩ quan người Việt trong đội quân khố xanh dưới quyền Pháp - xuất phát từ đồn Rạng, Thanh Chương kéo quân lên tiến công và chiếm được đồn giặc Pháp ở Đô Lương, rồi tổ chức lực lượng tiến thẳng về Vinh, tiến công vào doanh trại lính Pháp đang đóng trong thành Vinh. Nhưng việc không thành, thành Vinh lại chứng kiến sự hy sinh anh dũng của Đội Cung và cộng sự. Ảnh: Cận cảnh Tả Môn.Và ngày 20/8/1945, trong cao trào cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An, quân và dân địa phương đã ồ ạt tiến công vào giải phóng thành Vinh... Ảnh: Vọng gác trên Tả Môn.Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ Vinh hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Ảnh: Một đoạn hào nước ngoài thành còn sót lại.Gần đây công trình này đang được tôn tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình và trở thành điểm thăm quan du lịch hấp dẫn du khách. Ảnh: Bảng tên của Tiền Môn.
Nằm trên địa bàn ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung của TP Vinh, tỉnh Nghệ An, thành cổ Vinh là một chứng tích lịch sử ghi dấu nhiều biến động của xứ Nghệ. Ảnh: Tả Môn của thành cổ Vinh nhìn từ phía sau.
Lịch sử tòa thành này bắt đầu vào năm 1803, khi Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm ở phía tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1804 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Đến năm 1831, vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vauban. Ảnh: Mặt trước Tả Môn.
Về tổng thể, thành Vinh có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m2, bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Ảnh: Hữu Môn của thành Vinh.
Lúc khởi công, Triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp thành phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền. Ảnh: Bảng tên của Tả Môn.
Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa Tiền (Tiền Môn) là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để Vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và Tổng đốc ra vào. Cửa Tả (Tả Môn) hướng về phía Đông, Cửa Hữu (Hưu Môn) hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Ảnh: Tiền Môn của thành cổ Vinh.
Bên trong thành, công trình lớn nhất là hành cung. Phía Đông Hành cung có dinh Thống đốc, phía Nam có dinh Bố chánh và Án sát, dinh Lãnh binh, dinh Đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía Tây có nhà giám binh người Pháp. Ảnh: Vọng gác trên Tiền Môn.
Toàn bộ thành cổ Vinh được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh Thống đốc. Ảnh: Bản lề cổng thành Tả Môn.
Trong 2 thế kỷ tồn tại, thành cổ Vinh là nơi đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng của vùng đất Nghệ Tĩnh. Ảnh: Cổng bằng gỗ của Tả Môn.
Sau khi thành Vinh xây dựng được một thời gian ngắn, vào năm 1818, một thủ lĩnh nổi dậy là Hầu Tạo đã đưa nghĩa quân tiến vào trong thành làm cho triều đình nhà Nguyễn hoảng sợ. Cuộc nổi dậy này sau đó bị Tả quân Lê Văn Duyệt dập tắt. Ảnh: Mặt trước của Hữu Môn.
Năm 1858, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, thành Vinh được tổng đốc Võ Trọng Bình củng cố sẵn sàng chống lại quân xâm lược Pháp nhưng triều đình nhà Nguyễn theo đối sách chủ hòa, ra lệnh điều Võ Trọng Bình đi nơi khác. Tháng 7/1885, quân Pháp đến đánh, sau mấy phát đại bác uy hiếp, thành Vinh dễ dàng thất thủ. Ảnh: Tả Môn nhìn từ mặt bên.
Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành Vinh, nơi có nhà lao Vinh, lại chứng kiến sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của hàng trăm chiến sĩ Cộng sản và sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp. Ảnh: Bên trong Hữu Môn.
Tối ngày 13/1/1941, Đội Cung - một sĩ quan người Việt trong đội quân khố xanh dưới quyền Pháp - xuất phát từ đồn Rạng, Thanh Chương kéo quân lên tiến công và chiếm được đồn giặc Pháp ở Đô Lương, rồi tổ chức lực lượng tiến thẳng về Vinh, tiến công vào doanh trại lính Pháp đang đóng trong thành Vinh. Nhưng việc không thành, thành Vinh lại chứng kiến sự hy sinh anh dũng của Đội Cung và cộng sự. Ảnh: Cận cảnh Tả Môn.
Và ngày 20/8/1945, trong cao trào cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An, quân và dân địa phương đã ồ ạt tiến công vào giải phóng thành Vinh... Ảnh: Vọng gác trên Tả Môn.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ Vinh hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Ảnh: Một đoạn hào nước ngoài thành còn sót lại.
Gần đây công trình này đang được tôn tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình và trở thành điểm thăm quan du lịch hấp dẫn du khách. Ảnh: Bảng tên của Tiền Môn.