Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp, ngôi chùa cổ nổi tiếng của xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tháp Báo Nghiêm là một công trình kiến trúc độc đáo có 1-0-2 của Việt Nam.Tháp được xây vào khoảng thế kỷ 17-18 để thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người trụ trì chùa từ năm 1633 - 1644.Tháp được xây bằng đá, cao 13,05 mét, gồm 5 tầng mặt cắt hình bát giác. Đỉnh tháp trông giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Các góc của 5 tầng có những quả chuông nhỏ.Lòng tháp Báo Nghiêm có một khoang tròn đường kính 2,29 m.Tầng một của tháp Báo Nghiêm được bao quanh bởi mái hiên và lan can được chống đỡ bằng các hàng cột.Tầng dưới cùng của toà tháp cũng là nơi có mười ba bức chạm đá với lấy đề tài chủ yếu là các con thú.Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền.Có thể coi tháp Báo Nghiêm là một kiệt tác kiến trúc thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.Tương truyền, năm 1876, khi vua Tực Đức qua chùa nhìn thấy tháp Báo Nghiêm có hình dạng như một cây bút khổng lồ liền gọi tên là chùa Bút Tháp. Từ đó dân gian thường gọi chùa bằng tên này, ít dùng tên nguyên gốc là Ninh Phúc tự.Hình rồng trên một cột lan can của tháp báo Nghiêm.Chữ Vạn - một biểu tượng của Phât pháp được khắc trên thân tháp.
Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp, ngôi chùa cổ nổi tiếng của xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tháp Báo Nghiêm là một công trình kiến trúc độc đáo có 1-0-2 của Việt Nam.
Tháp được xây vào khoảng thế kỷ 17-18 để thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người trụ trì chùa từ năm 1633 - 1644.
Tháp được xây bằng đá, cao 13,05 mét, gồm 5 tầng mặt cắt hình bát giác. Đỉnh tháp trông giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Các góc của 5 tầng có những quả chuông nhỏ.
Lòng tháp Báo Nghiêm có một khoang tròn đường kính 2,29 m.
Tầng một của tháp Báo Nghiêm được bao quanh bởi mái hiên và lan can được chống đỡ bằng các hàng cột.
Tầng dưới cùng của toà tháp cũng là nơi có mười ba bức chạm đá với lấy đề tài chủ yếu là các con thú.
Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền.
Có thể coi tháp Báo Nghiêm là một kiệt tác kiến trúc thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
Tương truyền, năm 1876, khi vua Tực Đức qua chùa nhìn thấy tháp Báo Nghiêm có hình dạng như một cây bút khổng lồ liền gọi tên là chùa Bút Tháp. Từ đó dân gian thường gọi chùa bằng tên này, ít dùng tên nguyên gốc là Ninh Phúc tự.
Hình rồng trên một cột lan can của tháp báo Nghiêm.
Chữ Vạn - một biểu tượng của Phât pháp được khắc trên thân tháp.