Nằm ở địa phận Thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, tháp Chăm Liễu Cốc là một trong số rất ít các di tích Chăm cổ được tìm thấy ở khu vực phía Bắc đèo Hải Vân.Do tác động của thời gian, thời tiết và con người mà ngày nay di tích này không còn giữ được hình dạng ban đầu.Từ những phế tích còn lại, giới nghiên cứu xác định nơi đây có hai tòa tháp, một tháp lớn, một tháp nhỏ, được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông – Tây, lối vào tháp ở phía Đông.Tháp lớn có phần chân móng bị vùi lấp dưới lòng đất, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp, chiều cao đo được là 4m. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,60m, diện tích lòng tháp trên 9m2.Phía trước tháp lớn, người dân địa phương đã lập một bàn thờ theo phong tục của người Kinh.Tháp nhỏ có chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5m2.Dù đã được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1997 nhưng hiện tại tháp Liễu Cốc hoàn toàn bị bỏ hoang, không được khoanh vùng bảo vệ và ngày càng xuống cấp trầm trọng.Toàn bộ khu vực tháp đã bị các loài cây dại bao phủ.Nhiều gốc cây đã ăn sâu vào vách tường của tháp, trở thành nguy cơ lớn khi tăng trưởng về kích cỡ và trọng lượng theo thời gian.Kết cấu tháp đang bị nứt vỡ ở nhiều phần, tiềm ẩn nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.Nếu không có biện pháp bảo vệ, tháp Liễu Cốc có nguy cơ bị xóa sổ trong một tương lai không xa.
Nằm ở địa phận Thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, tháp Chăm Liễu Cốc là một trong số rất ít các di tích Chăm cổ được tìm thấy ở khu vực phía Bắc đèo Hải Vân.
Do tác động của thời gian, thời tiết và con người mà ngày nay di tích này không còn giữ được hình dạng ban đầu.
Từ những phế tích còn lại, giới nghiên cứu xác định nơi đây có hai tòa tháp, một tháp lớn, một tháp nhỏ, được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông – Tây, lối vào tháp ở phía Đông.
Tháp lớn có phần chân móng bị vùi lấp dưới lòng đất, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp, chiều cao đo được là 4m. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,60m, diện tích lòng tháp trên 9m2.
Phía trước tháp lớn, người dân địa phương đã lập một bàn thờ theo phong tục của người Kinh.
Tháp nhỏ có chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5m2.
Dù đã được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1997 nhưng hiện tại tháp Liễu Cốc hoàn toàn bị bỏ hoang, không được khoanh vùng bảo vệ và ngày càng xuống cấp trầm trọng.
Toàn bộ khu vực tháp đã bị các loài cây dại bao phủ.
Nhiều gốc cây đã ăn sâu vào vách tường của tháp, trở thành nguy cơ lớn khi tăng trưởng về kích cỡ và trọng lượng theo thời gian.
Kết cấu tháp đang bị nứt vỡ ở nhiều phần, tiềm ẩn nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.
Nếu không có biện pháp bảo vệ, tháp Liễu Cốc có nguy cơ bị xóa sổ trong một tương lai không xa.