Được tìm thấy năm 1928 trong khu vườn của một người dân ở Ba Thê, Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang), tượng thần Surya Ba Thê là một trong những hiện vật quý giá nhất của nền văn hóa Óc Eo từng được phát hiện.Tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ 6-7 sau Công nguyên, được làm bằng đá sa thạch, có chiều cao 90 cm, rộng 38,8 cm, nặng 80 kg, thể hiện là một nam thần, trong tư thế đứng với tạo dáng hài hòa, cân đối, dáng vẻ sinh động.Khuôn mặt tượng tròn, đầu đội mũ trụ hình bát giác, tai đeo khuyên kéo dài xuống vai.Phía sau đầu tượng có một vành tròn tượng trưng cho vầng thái dương, là tạo hình đặc trưng của các bức tượng thần Surya thời cổ.Hai tay tượng đưa ngang ngực, mỗi tay cầm một nụ sen, cổ tay có đeo trang sức.Về trang phục, tượng mặc áo cổ tròn có nếp gấp mềm mại kéo dài xuống đùi.Tượng thần Suyra Ba Thê được coi là hiện vật tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật sớm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc nghệ thuật Dvaravati độc đáo, điển hình trong Văn hóa Óc Eo.Bên cạnh giá trị nghệ thuật, bức tượng còn được đánh giá cao về phương diện văn hóa, vì có chủ thể là một vị thần quan trọng, được nhắc đến nhiều trong văn học cổ Ấn Độ.Theo kinh Vệ Đà của Ấn Độ, Surya là vị thần mặt trời, có vai trò như một trong những đấng sáng thế của vũ trụ. Thần Surya ngự trị thiên giới, cùng với thần lửa Agni (ngự trị mặt đất) và thần gió Vayu (ngự trị không trung) là ba vị thần có quyền tối tượng.Tên gọi thần Surya có gốc từ “Sur” hoặc “Svar”, tức là “nguồn sáng của vũ trụ”, không chỉ rọi sáng những vật thể bên ngoài, mà còn chiếu soi vào thế giới tâm linh, siêu hình và sâu thẳm.Trong các huyền thoại của Ấn Độ, thần Surya được miêu tả với vẻ ngoài nóng bỏng đến mức có thể làm người khác thương tổn, nhưng bên trong lại có một trái tim đằm thắm và thanh tịnh, hết lòng vì người mình yêu...Vào năm 2012, tượng thần Surya Ba Thê đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được tìm thấy năm 1928 trong khu vườn của một người dân ở Ba Thê, Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang), tượng thần Surya Ba Thê là một trong những hiện vật quý giá nhất của nền văn hóa Óc Eo từng được phát hiện.
Tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ 6-7 sau Công nguyên, được làm bằng đá sa thạch, có chiều cao 90 cm, rộng 38,8 cm, nặng 80 kg, thể hiện là một nam thần, trong tư thế đứng với tạo dáng hài hòa, cân đối, dáng vẻ sinh động.
Khuôn mặt tượng tròn, đầu đội mũ trụ hình bát giác, tai đeo khuyên kéo dài xuống vai.
Phía sau đầu tượng có một vành tròn tượng trưng cho vầng thái dương, là tạo hình đặc trưng của các bức tượng thần Surya thời cổ.
Hai tay tượng đưa ngang ngực, mỗi tay cầm một nụ sen, cổ tay có đeo trang sức.
Về trang phục, tượng mặc áo cổ tròn có nếp gấp mềm mại kéo dài xuống đùi.
Tượng thần Suyra Ba Thê được coi là hiện vật tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật sớm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc nghệ thuật Dvaravati độc đáo, điển hình trong Văn hóa Óc Eo.
Bên cạnh giá trị nghệ thuật, bức tượng còn được đánh giá cao về phương diện văn hóa, vì có chủ thể là một vị thần quan trọng, được nhắc đến nhiều trong văn học cổ Ấn Độ.
Theo kinh Vệ Đà của Ấn Độ, Surya là vị thần mặt trời, có vai trò như một trong những đấng sáng thế của vũ trụ. Thần Surya ngự trị thiên giới, cùng với thần lửa Agni (ngự trị mặt đất) và thần gió Vayu (ngự trị không trung) là ba vị thần có quyền tối tượng.
Tên gọi thần Surya có gốc từ “Sur” hoặc “Svar”, tức là “nguồn sáng của vũ trụ”, không chỉ rọi sáng những vật thể bên ngoài, mà còn chiếu soi vào thế giới tâm linh, siêu hình và sâu thẳm.
Trong các huyền thoại của Ấn Độ, thần Surya được miêu tả với vẻ ngoài nóng bỏng đến mức có thể làm người khác thương tổn, nhưng bên trong lại có một trái tim đằm thắm và thanh tịnh, hết lòng vì người mình yêu...
Vào năm 2012, tượng thần Surya Ba Thê đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.