Tọa lạc gần thị trấn Salman Pak của Iraq, tàn tích cung điện Taq Kasra là minh chứng cho thời hoàng kim của vương triều Sassanid của đế quốc Ba Tư cổ đại. Ảnh: Wikipedia.Đây là một quần thể cung điện bề thế được dựng trong triều đại của vua Khosrau I tại thủ đô Ctesiphon sau một chiến thắng trước quân Byzantine năm 540 sau Công nguyên. Ảnh: 3dmodels.org.Điểm đặc biết nhất của cung điện Taq Kasra là một vòm cổng trung tâm có chiều cao 37 mét, rộng 26 mét và dài 50 mét. Ảnh: Steam Community.Vòm cổng khổng lồ này có phần gạch phía trên đỉnh dày khoảng 1 mét, trong khi các bức tường hai bên dày đến 7 mét. Ảnh: Today News.Đây là vòm cổng lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới trước thời kỳ hiện đại. Ảnh: CNN.Để xây dựng kỳ quan này, các thợ xây Ba Tư đã áp dụng những kỹ thuật tiến bộ nhất thời đó trên phương diện toán học và vật liệu xây dựng. Ảnh: Biblioteca natalie.Đến năm 637, người Hồi giáo chiếm Ctesiphon và xóa sổ vương triều Sadsanid. Sau đó, cung điện Taq Kasra được sử dụng như một nhà thờ Hồi giáo trong một thời gian cho đến khi toàn bộ khu vực này bị bỏ hoang. Ảnh: Daily Sabah.Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên giữa sa mạc, vào năm 1909, một trận lụt nghiêm trọng đã phá hủy nặng nề những gì còn lại của cung điện Taq Kasra. Ảnh: Reddid.Vào những năm 1980, chính quyền Saddam Hussein đã cố gắng khôi phục công trình này dựa trên các bản vẽ cổ. Tuy nhiên, dự án đã ngừng lại khi cuộc chiến tranh vùng vịnh xảy ra năm 1991. Ảnh: The National.Gần đây, chính phủ Iraq lại một lần nữa khởi động nỗ lực khôi phục nguyên trạng cung điện Taq Kasra. Hi vọng rằng một ngày không xa, kiệt tác kiến trúc này sẽ trở về với hình hài thuở huy hoàng của mình. Ảnh: Wikipedia.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Tọa lạc gần thị trấn Salman Pak của Iraq, tàn tích cung điện Taq Kasra là minh chứng cho thời hoàng kim của vương triều Sassanid của đế quốc Ba Tư cổ đại. Ảnh: Wikipedia.
Đây là một quần thể cung điện bề thế được dựng trong triều đại của vua Khosrau I tại thủ đô Ctesiphon sau một chiến thắng trước quân Byzantine năm 540 sau Công nguyên. Ảnh: 3dmodels.org.
Điểm đặc biết nhất của cung điện Taq Kasra là một vòm cổng trung tâm có chiều cao 37 mét, rộng 26 mét và dài 50 mét. Ảnh: Steam Community.
Vòm cổng khổng lồ này có phần gạch phía trên đỉnh dày khoảng 1 mét, trong khi các bức tường hai bên dày đến 7 mét. Ảnh: Today News.
Đây là vòm cổng lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới trước thời kỳ hiện đại. Ảnh: CNN.
Để xây dựng kỳ quan này, các thợ xây Ba Tư đã áp dụng những kỹ thuật tiến bộ nhất thời đó trên phương diện toán học và vật liệu xây dựng. Ảnh: Biblioteca natalie.
Đến năm 637, người Hồi giáo chiếm Ctesiphon và xóa sổ vương triều Sadsanid. Sau đó, cung điện Taq Kasra được sử dụng như một nhà thờ Hồi giáo trong một thời gian cho đến khi toàn bộ khu vực này bị bỏ hoang. Ảnh: Daily Sabah.
Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên giữa sa mạc, vào năm 1909, một trận lụt nghiêm trọng đã phá hủy nặng nề những gì còn lại của cung điện Taq Kasra. Ảnh: Reddid.
Vào những năm 1980, chính quyền Saddam Hussein đã cố gắng khôi phục công trình này dựa trên các bản vẽ cổ. Tuy nhiên, dự án đã ngừng lại khi cuộc chiến tranh vùng vịnh xảy ra năm 1991. Ảnh: The National.
Gần đây, chính phủ Iraq lại một lần nữa khởi động nỗ lực khôi phục nguyên trạng cung điện Taq Kasra. Hi vọng rằng một ngày không xa, kiệt tác kiến trúc này sẽ trở về với hình hài thuở huy hoàng của mình. Ảnh: Wikipedia.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.