Hỏa giáo (còn được gọi là Bái Hỏa giáo, Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, đạo Zoroast...) là tôn giáo do nhà tiên tri Zarathushtra sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại.Là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, Hỏa giáo coi bộ kinh chính thức là kinh Avesta, tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất - hiện thân qua hình dáng một ngọn lửa.Ngọn lửa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong Hỏa giáo, với nhiều nghi lễ được thực hiện xung quanh ngọn lửa. Trong các đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt.Tương truyền, ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh - ngôi đền chính của Hỏa giáo - có từ năm 470 SCN, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay ngọn lửa được duy trì trong một chiếc lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có tường kính bao quanh.Các đặc điểm nổi bật khác trong giáo lý của Hỏa giáo bao gồm đức tin vào một đấng cứu rỗi sẽ tới cứu giúp nhân loại, thiên đàng và địa ngục, sự tự do ý chí của con người...Theo các nhà sử học, Hỏa giáo Ba Tư đã có ảnh hưởng đến các hệ thống tôn giáo sau này như Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Từ Ba Tư, Hỏa giáo đã được truyền bá sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa cổ.Theo ước tính, hiện nay có khoảng 250.000 và 300.000 người theo Hỏa giáo trên toàn thế giới. Nhóm lớn nhất có khoảng 75.000 người sống ở Ấn Độ, tiếp đó là khoảng 40.000 người ở Iran. So với thời hưng thịnh nhất trong lịch sử thì quy mô của tôn giáo này đã thu hẹp lại rất nhiều...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Hỏa giáo (còn được gọi là Bái Hỏa giáo, Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, đạo Zoroast...) là tôn giáo do nhà tiên tri Zarathushtra sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại.
Là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, Hỏa giáo coi bộ kinh chính thức là kinh Avesta, tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất - hiện thân qua hình dáng một ngọn lửa.
Ngọn lửa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong Hỏa giáo, với nhiều nghi lễ được thực hiện xung quanh ngọn lửa. Trong các đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt.
Tương truyền, ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh - ngôi đền chính của Hỏa giáo - có từ năm 470 SCN, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay ngọn lửa được duy trì trong một chiếc lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có tường kính bao quanh.
Các đặc điểm nổi bật khác trong giáo lý của Hỏa giáo bao gồm đức tin vào một đấng cứu rỗi sẽ tới cứu giúp nhân loại, thiên đàng và địa ngục, sự tự do ý chí của con người...
Theo các nhà sử học, Hỏa giáo Ba Tư đã có ảnh hưởng đến các hệ thống tôn giáo sau này như Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Từ Ba Tư, Hỏa giáo đã được truyền bá sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa cổ.
Theo ước tính, hiện nay có khoảng 250.000 và 300.000 người theo Hỏa giáo trên toàn thế giới. Nhóm lớn nhất có khoảng 75.000 người sống ở Ấn Độ, tiếp đó là khoảng 40.000 người ở Iran. So với thời hưng thịnh nhất trong lịch sử thì quy mô của tôn giáo này đã thu hẹp lại rất nhiều...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.