Nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cây đa 13 gốc là tên gọi của một cây cổ thụ đặc biệt mà bất cứ người dân nào ở thành phố cảng cũng biết đến.Đúng như tên gọi, cây đa kỳ lạ này có 13 gốc to lớn, thẳng tắp như những chiếc cột đình. Gốc đa chính lớn nhất, có chu vi lên tới 8,2m, 12 gốc còn lại trổ ra quanh gốc chính cũng to không kém.Theo số liệu đo đạc của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tổng chu vi của 13 gốc đa lên tới 30m. Những gốc đa được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1 mét, đan xen vào nhau.Theo các nhà thực vật học, đây có thể là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ nhiều gốc nhất nước ta hiện nay, lớn hơn cả cây đa 9 gốc nổi tiếng trên đỉnh Thạch Bàn thuộc dãy núi Tam Đảo.Nằm lọt thỏm giữa các gốc đa có một ngôi miếu nhỏ, tương truyền là nơi thờ đức Thổ Vượng, người có công giúp dân làng khai hoang lập ấp.Xung quanh cây đa 13 gốc cũng tồn tại nhiều giai thoại mang đậm màu sắc huyền bí, được truyền miệng qua nhiều thế hệ.Vào năm 2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xác định cây đa 13 gốc của hải phòng có tuổi đời trên 300 năm.Vào năm 2014, cây đã chính thức được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.
Nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cây đa 13 gốc là tên gọi của một cây cổ thụ đặc biệt mà bất cứ người dân nào ở thành phố cảng cũng biết đến.
Đúng như tên gọi, cây đa kỳ lạ này có 13 gốc to lớn, thẳng tắp như những chiếc cột đình. Gốc đa chính lớn nhất, có chu vi lên tới 8,2m, 12 gốc còn lại trổ ra quanh gốc chính cũng to không kém.
Theo số liệu đo đạc của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tổng chu vi của 13 gốc đa lên tới 30m. Những gốc đa được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1 mét, đan xen vào nhau.
Theo các nhà thực vật học, đây có thể là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ nhiều gốc nhất nước ta hiện nay, lớn hơn cả cây đa 9 gốc nổi tiếng trên đỉnh Thạch Bàn thuộc dãy núi Tam Đảo.
Nằm lọt thỏm giữa các gốc đa có một ngôi miếu nhỏ, tương truyền là nơi thờ đức Thổ Vượng, người có công giúp dân làng khai hoang lập ấp.
Xung quanh cây đa 13 gốc cũng tồn tại nhiều giai thoại mang đậm màu sắc huyền bí, được truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Vào năm 2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xác định cây đa 13 gốc của hải phòng có tuổi đời trên 300 năm.
Vào năm 2014, cây đã chính thức được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.