Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, bệ thờ 9 vị thần Navagraha là tên gọi của một hiện vật Chăm Pa cổ có một không hai từng được tìm thấy ở Việt Nam.Có niên đại từ thế kỷ thứ 10, bệ thờ này làm bằng đá, được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ học Trà Kiệu, nơi từng là kinh đô của tiểu quốc Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa.Dù không còn nguyên vẹn, hiện vật mang một giá trị đặc biệt khi là tác phẩm điêu khắc duy nhất của văn hóa Chăm thể hiện hình ảnh của Navagraha (Cửu Diệu) - 9 vị thần gắn với truyền thống của Ấn Độ về vũ trụ luận - được biết đến cho tới nay.Trên bệ thờ này, các vị thần được thể hiện trong tư thế ngồi theo kiểu Ấn Độ, hai tay đặt trên gối, phần đầu đã vỡ chỉ còn lại dấu vết của những chiếc tán tượng trưng cho vầng hào quang.Y phục của các thần là kiểu Sampot (hình dạng như một tấm vải dài hình chữ nhật quấn quanh cơ thể với một nửa ở trước và một nửa ở sau) có vạt ngắn. Tay chân, ngực các thần để trần. Trên cổ đeo chuỗi hạt và thắt lưng có khóa hình lá đề đeo cao trên hông.Dưới tượng có chạm nổi những con vật biểu tượng, qua đó có thể phân biệt được vị thần. Cụ thể Surya (thần Mặt trời), biểu tượng là cỗ xe ngựa kéo. Kubera (thần Tài lộc) - tay cầm quả chùy, phía sau là tòa tháp. Soma (thần Mặt trăng) - con báo. Brahma (thần Sáng tạo) - ngỗng thần Hamsa....Yama (Diêm vương) - biểu tượng là con chó. Vayu (thần Gió) - con ngựa. Indra (thần Sấm sét) - voi thần Airavata. Shiva (thần Hủy diệt) - bò thần Nandin. Vị cuối cùng có thể là một vị vua Champa được phong thần, có vật biểu tượng là con sư tử (Singha).Trong văn hóa Ấn Độ cổ, Navagraha là 9 vị thần vũ trụ do đấng Bhumidevi sinh thành, có quyền năng chi phối sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.Tất cả các thần trong Navagraha đều tương ứng với chuyển động của các thiên thể nhất định trong vòng hoàng đạo, gồm sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim, sao Thổ, Mặt trời và Mặt trăng cũng như là vị trí của chúng trên bầu trời.Người Ấn Độ cổ tin rằng, năng lượng của Navagraha được kết hợp trong cơ thể mỗi người theo một cách thức đặc trưng riêng cho từng người ngay hơi thở đầu tiên lúc chào đời, và kéo dài cho đến khi họ chết...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, bệ thờ 9 vị thần Navagraha là tên gọi của một hiện vật Chăm Pa cổ có một không hai từng được tìm thấy ở Việt Nam.
Có niên đại từ thế kỷ thứ 10, bệ thờ này làm bằng đá, được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ học Trà Kiệu, nơi từng là kinh đô của tiểu quốc Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa.
Dù không còn nguyên vẹn, hiện vật mang một giá trị đặc biệt khi là tác phẩm điêu khắc duy nhất của văn hóa Chăm thể hiện hình ảnh của Navagraha (Cửu Diệu) - 9 vị thần gắn với truyền thống của Ấn Độ về vũ trụ luận - được biết đến cho tới nay.
Trên bệ thờ này, các vị thần được thể hiện trong tư thế ngồi theo kiểu Ấn Độ, hai tay đặt trên gối, phần đầu đã vỡ chỉ còn lại dấu vết của những chiếc tán tượng trưng cho vầng hào quang.
Y phục của các thần là kiểu Sampot (hình dạng như một tấm vải dài hình chữ nhật quấn quanh cơ thể với một nửa ở trước và một nửa ở sau) có vạt ngắn. Tay chân, ngực các thần để trần. Trên cổ đeo chuỗi hạt và thắt lưng có khóa hình lá đề đeo cao trên hông.
Dưới tượng có chạm nổi những con vật biểu tượng, qua đó có thể phân biệt được vị thần. Cụ thể Surya (thần Mặt trời), biểu tượng là cỗ xe ngựa kéo. Kubera (thần Tài lộc) - tay cầm quả chùy, phía sau là tòa tháp. Soma (thần Mặt trăng) - con báo. Brahma (thần Sáng tạo) - ngỗng thần Hamsa.
...Yama (Diêm vương) - biểu tượng là con chó. Vayu (thần Gió) - con ngựa. Indra (thần Sấm sét) - voi thần Airavata. Shiva (thần Hủy diệt) - bò thần Nandin. Vị cuối cùng có thể là một vị vua Champa được phong thần, có vật biểu tượng là con sư tử (Singha).
Trong văn hóa Ấn Độ cổ, Navagraha là 9 vị thần vũ trụ do đấng Bhumidevi sinh thành, có quyền năng chi phối sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.
Tất cả các thần trong Navagraha đều tương ứng với chuyển động của các thiên thể nhất định trong vòng hoàng đạo, gồm sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim, sao Thổ, Mặt trời và Mặt trăng cũng như là vị trí của chúng trên bầu trời.
Người Ấn Độ cổ tin rằng, năng lượng của Navagraha được kết hợp trong cơ thể mỗi người theo một cách thức đặc trưng riêng cho từng người ngay hơi thở đầu tiên lúc chào đời, và kéo dài cho đến khi họ chết...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.