Nằm trên đảo Delos ở quần đảo Cyclades của Hy Lạp, thành phố cổ Delos- trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất Địa Trung Hải thời cổ đại và là vùng đất cấm tử đầu tiên trên thế giới là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Hy Lạp và khu vực Địa Trung Hải..Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại, đảo Delos có một vị trí thiêng liêng như một vùng đất thánh, khi thần thoại Hy Lạp coi đây là nơi khai sinh của thần Apollo và Artemis - những vị thần quan trọng bậc nhất trong hệ thống tín ngưỡng của người Hy Lạp thời đó.Các phát hiện khảo cổ cho thấy đảo Delos đã trở thành nơi sinh sống của con người từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Trong khoảng năm 900 TCN đến 100 SCN, Delos trở thành một trung tâm tôn giáo quan trọng ở khu vực.Do tài nguyên trên đảo hết sức nghèo nàn, người Hy Lạp đã phải huy động một nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để xây cất các công trình và duy trì cuộc sống trên đảo. Hầu hết các nhu yếu phẩn cầm thiết của Delos được chở từ nơi khác đến bằng thuyền.Hòn đảo này cũng được biết đến là vùng đất "cấm tử" đầu tiên trên thế giới. Cho rằng đảo Delos là một nơi thần thánh, tôn nghiêm và không người nào được phép làm vấy bẩn, bạo chúa Pisistratus ở thành bang Athens đã cấm chôn cất thi hài người chết trên đảo.Sau khi người La Mã kiểm soát đảo Delos, kể từ năm 166 TCN, nơi này đã được phát triển thành một hải cảng tự do.Delos nhanh chóng trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất trong khu vực. Đây là cơ sở cho sự phát triển kinh tế chưa từng có của hòn đảo rất ít tài nguyên này.Tuy nhiên, sự thịnh vượng của thành phố cổ Delos không kéo dài lâu. Vào năm 88TCN, thành phố bị tàn phá nặng nề trong cuộc tấn công của Mithradates Đại đế xứ Pontos. Đến năm 69 TCN, Delos lại trở thành mục tiêu đánh phá của cướp biển. Những thập niên sau đó, sự thay đổi tuyến hàng hải trong khu vực khiến nền kinh tế ở nơi đây sụp đổ.Hòn đảo Delos đã bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ, cho đến khi các nhà khảo cổ Pháp tiến hành khai quật các di tích ở nơi đây từ năm 1872. Bên cạnh dấu tích các quần thể kiến trúc tráng lệ, rất nhiều bức tượng điêu khắc vô giá của người Hy Lạp đã được phát hiện, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của thành phố cổ Delos.Năm 1990, UNESCO đã ghi danh Delos vào danh sách Di sản văn hóa thế giới, với lý do đây là một địa điểm khảo cổ học "đặc biệt phong phú và giá trị" và một minh chứng điển hình nhất cho một thành phố cảng quốc tế ở Địa Trung Hải thời cổ đại.
Nằm trên đảo Delos ở quần đảo Cyclades của Hy Lạp, thành phố cổ Delos- trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất Địa Trung Hải thời cổ đại và là vùng đất cấm tử đầu tiên trên thế giới là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Hy Lạp và khu vực Địa Trung Hải..
Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại, đảo Delos có một vị trí thiêng liêng như một vùng đất thánh, khi thần thoại Hy Lạp coi đây là nơi khai sinh của thần Apollo và Artemis - những vị thần quan trọng bậc nhất trong hệ thống tín ngưỡng của người Hy Lạp thời đó.
Các phát hiện khảo cổ cho thấy đảo Delos đã trở thành nơi sinh sống của con người từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Trong khoảng năm 900 TCN đến 100 SCN, Delos trở thành một trung tâm tôn giáo quan trọng ở khu vực.
Do tài nguyên trên đảo hết sức nghèo nàn, người Hy Lạp đã phải huy động một nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để xây cất các công trình và duy trì cuộc sống trên đảo. Hầu hết các nhu yếu phẩn cầm thiết của Delos được chở từ nơi khác đến bằng thuyền.
Hòn đảo này cũng được biết đến là vùng đất "cấm tử" đầu tiên trên thế giới. Cho rằng đảo Delos là một nơi thần thánh, tôn nghiêm và không người nào được phép làm vấy bẩn, bạo chúa Pisistratus ở thành bang Athens đã cấm chôn cất thi hài người chết trên đảo.
Sau khi người La Mã kiểm soát đảo Delos, kể từ năm 166 TCN, nơi này đã được phát triển thành một hải cảng tự do.
Delos nhanh chóng trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất trong khu vực. Đây là cơ sở cho sự phát triển kinh tế chưa từng có của hòn đảo rất ít tài nguyên này.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng của thành phố cổ Delos không kéo dài lâu. Vào năm 88TCN, thành phố bị tàn phá nặng nề trong cuộc tấn công của Mithradates Đại đế xứ Pontos. Đến năm 69 TCN, Delos lại trở thành mục tiêu đánh phá của cướp biển. Những thập niên sau đó, sự thay đổi tuyến hàng hải trong khu vực khiến nền kinh tế ở nơi đây sụp đổ.
Hòn đảo Delos đã bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ, cho đến khi các nhà khảo cổ Pháp tiến hành khai quật các di tích ở nơi đây từ năm 1872. Bên cạnh dấu tích các quần thể kiến trúc tráng lệ, rất nhiều bức tượng điêu khắc vô giá của người Hy Lạp đã được phát hiện, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của thành phố cổ Delos.
Năm 1990, UNESCO đã ghi danh Delos vào danh sách Di sản văn hóa thế giới, với lý do đây là một địa điểm khảo cổ học "đặc biệt phong phú và giá trị" và một minh chứng điển hình nhất cho một thành phố cảng quốc tế ở Địa Trung Hải thời cổ đại.